· Cao - Bắc - Lạng (Đới phức nếp lồi, Anticlinorium Zone)

1. Trần Văn Trị và nnk, 1979.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Thái Nguyên.

    East Bắc Bộ (I.1); Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn and Thái Nguyên provinces.

3. Các trầm tích Paleozoi hạ gồm cát kết dạng quarzit xen với đá phiến sét - sericit, đá phiến sét vôi dày trên 2300m chứa Agnostidae (Î2-3), trầm tích dạng flysh kiểu nêm bồi kết chứa Graptolit (O-S1), đá phiến sét xen cát bột kết dạng quarzit chứa Bọ ba thuỳ (O2-3) uốn nếp dạng tuyến theo phương ĐB-TN lộ ra ở Bắc Cạn, Thái Nguyên và Cao Bằng. Nằm không chỉnh hợp góc trên chúng là các trầm tích lục nguyên - carbonat Đevon, carbonat chứa bauxit Carbon - Permi và trầm tích lục nguyên dạng flysh Trias hạ

     Lower Paleozoic sediments are composed of quartzitic silty sandstone, clay-sericite schist, marlaceous shale bearing Agnostids (Î2-3), over 2300m thick, flyshoid sediments of accretionary prism type bearing graptolites (O-S1), clay shale interbedded with quartzitic silty sandstone bearing trilobites (O2-3) linearily folded in the NE-SW direction, exposed in Bắc Cạn, Thái Nguyên and Cao Bằng. The unconformable cover consists of Devonian terrigeno-carbonate formations, Carboniferous-Permian bauxite-bearing carbonate formations, and Lower Triassic flyschoid terrigenous sediments.

4. Đới phức nếp lồi Cao-Bắc - Lạng nằm giữa đới khâu Sông Đáy và đứt gãy Thái Nguyên - Lạng Sơn, là một bộ phận của Caleđoniđ Việt - Trung. Phức hệ móng Paleozoi hạ bị uốn nếp mạnh nối tiếp với cấu trúc Cathaysia. Trong khi đó, phức hệ lớp phủ (D-T1) nằm không chỉnh hợp góc trên các đá cổ hơn và tạo thành các nếp uốn đoản và thoải.

       Sự va chạm dẫn đến sự khép lại một phần Paleotethys Việt - Trung kèm theo tạo núi có sản phẩm molas vụn thô màu đỏ (D1), di chỉ ophiolit Bản Rịn, olistostrom đới Phú Ngữ, sau đó là thềm carbonat (PZ3). Một số nhánh Paleotethys (PZ3-T) còn tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn và Thái Nguyên. Mặt khác, các rift nội lục Mesozoi Sông Hiến và An Châu phủ chồng lên cấu trúc này.

      The Cao - Bắc - Lạng Anticlinorium Zone, situated between the Sông Đáy Suture and Thái Nguyên - Lạng Sơn Fault Zone, is a part of the Sino-Vietnamese Caledonides. The strongly folded Lower Paleozoic basement complex is succeeded by the Cathaysia Structure, whilst the cover complex (D-T1) overlies with angular unconformity older formations, forming sloping brachy-folds.

      The collision led to the closure of a part of the Sino-Vietnamese Paleotethys, accompanied by the orogeny with red molassic clastics (D1), the Bản Rịn Ophiolite relict, the Phú Ngữ Olistostrom Zone, and then, the carbonate shelf (PZ3). Some branches of the Paleotethys (PZ3-T) continued to be developed in Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn and Thái Nguyên Provinces. In the other side, Mesozoic Sông Hiến and An Châu intracontinenal rift superimposes upon this structure.

5. Một số tác giả xếp cấu trúc Cao-Bắc-Lạng vào Caleđoniđ (Gatinski và nnk. 1970, 1991; Lê Duy Bách 1985, v.v...); trũng đại dương (PZ1-2) giữa craton Việt Bắc và vi lục địa Cốc Xô - Hạ Lang (Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1982, 1992)

     Some authors have been referring the Cao - Bắc - Lạng structure to Caledonides (Gatinsky et al. 1970, 1991; Lê Duy Bách 1985, etc.), oceanic trough (PZ1-2) between Việt Bắc Craton and Cốc Xô - Hạ Lang microcontinent (Nguyễn Xuân Tùng et al, 1982, 1992).

6. Trần Văn Trị.

7. 10. 1999.

· Cao Lạng (Hệ uốn nếp Hercyn, Hercynian Fold System)

1. Phạm Văn Quang và nnk, 1986.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); bao gồm các lưu vực sông Lục Nam, Kỳ Cùng và Hiến thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, và Hà Giang; x = 21030’ - 230 10', y =1050 10' - 107020'.

East Bắc Bộ (I.1); including the basins of the Lục Nam, Kỳ Cùng and Hiến Rivers, lying in the territory of the Cao Bằng, Lạng Sơn and Hà Giang Provinces; x = 21°30’ - 23°10’, y = 105°10’ - 107°20’.

3. Hệ uốn nếp bao gồm: phức nếp lõm lớn An Châu, phức nếp lồi lớn Bắc Sơn - Hạ Lang, phức nếp lõm Cao Bằng, vùng trũng Sông Hiến, phức nếp lồi Ngân Sơn và phức nếp lõm Yên Minh. Các phức hệ uốn nếp bắt đầu hình thành từ Paleozoi sớm (Cambri - Orđovic), tiếp tục trong Paleozoi giữa (Silur - Đevon). Các cấu trúc Mesozoi sớm thuộc kiểu chồng trên nền uốn nếp Paleozoi.

The fold system is composed of the great An Châu synclinorium, great Bắc Sơn - Hạ Lang anticlinorium, Cao Bằng synclinorium, Sông Hiến Depression, Ngân Sơn anticlinorium, and Yên Minh synclinorium. The fold complexes appeared since Early Paleozoic (Cambrian - Ordovician), and continued to be formed during Middle Paleozoic (Silurian - Devonian). The Early Mesozoic structures belong to the superimposed type on the Paleozoic folded basement.

4. Hệ bao gồm các cấu trúc địa máng ven phát triển vào đầu Paleozoi, sóng nhịp với sự phát triển của miền động Cathaysia. Từ giữa Đevon đã có biểu hiện của chế độ nội lục.Vào cuối Paleozoi - đầu Mesozôi xuất hiện chế độ hoạt hoá magma - kiến tạo.

The system is composed of mio-geosynclinal structures developed at the beginning of Paleozoic in accordance with the development of the Cathaysian mobile region. Since Middle Devonian the manifestation of the intracontinental regime occurred. And at the end of Paleozoic - beginning of Mesozoic appeared the regime of tectono-magmatic activation.

5. Tính thống nhất của hệ uốn nếp này thể hiện rõ vào giai đoạn Caleđon. Giai đoạn Hercyn mang tính chất phát triển chuyển tiếp, bắt đầu từ các hoạt động nội mảng. Bình đồ cấu trúc uốn nếp của hệ hiện tại được xác lập vào cuối Trias và bị phức tạp hoá bởi các kiến sinh Kimmeri muộn và Kainozoi.

The identity of this folded system expresses clearly in the Caledonian period. In the Hercynian period it bears the transitional character, beginning from intraplate activities. The present folding plan of the system was established at the end of Triassic, and complicated by Late Cimmerian and Cenozoic tectonisms.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999.

· Carđamon (Khối tiểu lục địa Tiền Cambri, Precambrian Microcontinental Block)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Tây Nam Bộ (IV); nằm ở phía Nam Campuchia kéo dài đến vùng đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Kề giáp với đới Kampot - Nam Du ở phía đông; x = 9o-13o, y = 103o-104o.

West Nam Bộ (IV); in South Campuchea, stretching to Phú Quốc and Thổ Chu islands, adjoining the Kampot- Nam Du zone in the east.

3. Móng uốn nếp là các thành tạo trầm tích biến chất được xếp vào tuổi Tiền Cambri (vùng Pailin). Vỏ phủ gồm các trầm tích Đevon, trầm tích và phun trào Trias, trầm tích molas tuổi Jura-Creta và trầm tích Kainozoi thượng trong các trũng rìa và trũng giữa núi. Có mặt một số thành tạo bazan Neogen- Đệ tứ.

The folded basement consists of Precambrian metamorphic sedimentary formations (in Pailin area). The cover complex comprises Devonian sediments, Triassic sediments and volcanics, Jurassic-Cretaceous molasses and Upper Cenozoic sediments, lying in marginal and intermontane basins with some Neogene-Quaternary basaltic formations.

4. Khối Carđamon nguyên là hợp phần của địa khối Inđosinia Tiền Cambri. Bị chia cắt trong quá trình hình thành và tiến hoá của hệ địa máng Đà Lạt - Campuchia từ đầu Paleozoi, trở thành một tiểu lục địa trong nhánh Nam Đông Dương của Proto- và Paleotethys. Vào đầu Mesozoi khối này bị lôi cuốn vào hoạt động của biến hoạ Inđosinia dẫn đến chấm dứt hoạt động của hệ địa máng Đà Lạt - Campuchia. Từ cuối Mesozoi phát triển tiếp theo chế độ nội mảng với sự thành tạo các trũng quy mô khác nhau kiểu Phú Quốc.

The Cardamon block was initially a component of the Precambrian Indosinia geoblock, which was separated during the formation and development of Đà Lạt - Campuchean geosynclinal system since Early Paleozoic and became a microcontinent in the South Indochinese branch of the Proto- and Paleotethys. In the beginning of Mesozoic this block was involved into the Indosinian activiiy leading to the closure of the Đà Lạt - Campuchean geosynclinal system. Since the end of Mesozoic this structure was developed under the intraplate regime with the formation of Phú Quốc type depression of different sizes.

5. Trong văn liệu địa chất phân vị này còn có tên là Pursat (Postelnikov, 1964) một địa danh không điển hình. Trên bình đồ cấu trúc hiện đại phân vị này còn được hiểu là một hợp phần của Đới nâng Khorat-Natuna (Hamilton, 1972).

In the geological literature this unit has still been named as Pursat (Postelnikov, 1964) - a non-characteristic geographic name. This unit has been also considered as a portion of the Khorat-Natuna Uplift in the recent structural plan (Hamilton, 1972)

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

· Cathaysia (Katazia) (Hệ nền hay Phức vồng nền, Platform System or Platformal Anticlinorium)

1.       Lý Tử Quang, 1951.

2.       Bắc Bắc Bộ - Hoa Nam (I); trải dài dọc đới ven biển ĐN Trung Quốc và ĐB Việt Nam

North Bắc Bộ - South China (I); stretching along the coastal zone of SE China and NE Việt Nam.

3.       Có ranh giới TB (theo hướng ĐB-TN) là các dãy Uishan-Zhulianshan-Jiunkaishan (gồm cả đảo Hải Nam) và bao gồm 5 cấu trúc hợp phần là: 1) đới nâng vòm Phúc Giang - Triết Giang; 2) đới sụt võng Phúc Giang - Quảng Đông; 3) đới nâng vòm Sơn Tây - Quảng Đông; 4) nâng nền Liễu Châu; và 5) nâng nền Hải Nam. Trên toàn bộ miền phát triển rộng rãi các thành tạo biến chất Tiền Cambri bị phủ gần hầu khắp bởi các thành tạo Proterozoi. Các đá Tiền Sini tạo nên các hệ tầng biến chất yếu dạng flysh gồm sự xen kẽ các đá phylit, đá phiến và quarzit (vắng mặt đá vôi); chúng bị uốn nếp mạnh kèm theo phiến hoá và vi uốn nếp. Trong đa số các vùng vắng mặt các đá Paleozoi hạ, chỉ thấy ở phần cực tây của miền các đá có thể có tuổi O-S (phức lõm nền Vân Nam -Quảng Tây). Các thành tạo Đevon và Carbon hạ chủ yếu là trầm tích tướng lục địa. Miền chỉ bị phủ bởi các thành tạo biển tiến vào Carbon trung và sau đó trong Mesozoi đã xảy ra sự phun lên mạnh mẽ các phun trào felsic kèm theo các xâm nhập granitoiđ khổng lồ. Trong nội bộ hệ phát triển các cấu trúc trượt bằng như Minh Tây (Tây Phúc Giang), Quan Nan (Nam Giang), Juebei (Bắc Quảng Đông), Xiang Nan (Nam Hồ Nam) và Guan, kéo dài theo phương vĩ tuyến tạo nên cấu trúc hình sin

Its NW boundary (of NE-SW direction) consists of Uishan-Zhulianshan-Jiunkaishan Mountain Ranges (including also Hainan Island), and comprises 5 componential structures, namely: 1) Fukiang- Zhejiang Domal Uplift Zone; 2) Fukiang-Kwangtung Subsided Zone; 3) Shansi-Kwangtung Domal Uplift Zone; 4) Liuazhou Platformal Uplift; and 5) Hainan Platformal Uplift. On the whole region the Precambrian metamorphic formations are widespread which are almost all covered by Proterozoic formations. Presinian rocks form weakly metamorphosed flyschoid formations, which are composed of an intercalation of phyllite, schist and quartzite (without limestone); they are strongly folded, accompanied by the lamination and microfolding. In many places, the Lower Paleozoic formations are absent, only Ordovician-Silurian sediments have been met in the extreme west of the region (Yunnan-Kwangsi Platformal Synclinorium). Devonian and Lower Carboniferous formations are composed mainly of continental beds. The region was covered by transgressive formations during only Middle Carboniferous, and then, during Mesozoic the strong effusion of felsic volcanites took place, accompanied by very large granitoid intrusions. Within the system, strike-slip structures are developed, such as: Minsi (West Fukiang), Quannan (Nankiang), Juebei (South Kwangtung), Xiangnan (South Hunan) and Guan, which stretch in the parallel direction, forming the sinusoidal structure.

4.       Chuyển động kiến tạo Caleđon vào cuối Silur đã làm thay đổi bộ mặt của toàn miền và đã biến nó trở thành vùng bào mòn lâu dài. Sau đó trong Paleozoi phần lớn miền đã bắt đầu oằn võng phân dị và tích tụ trầm tích. Toàn miền vào Mesozoi chịu sự chuyển động hồi sinh kiểu khối tảng - đứt gãy và tạo đai núi lửa - xâm nhập lớn, chủ yếu gồm granit

At the end of Silurian, the Caledonian tectonic movement changed the face of the whole region, and transformed it into a permanent eroded area. Then, during Paleozoic the major part of the region began to be differentiatedly subsided and to accumulate sediments. During Mesozoic the whole region suffered the resuscitating movement of block-fault type, forming a large intrusive-volcanic belt, which is composed mainly of granites.

5.       Một khái niệm được sử dụng rộng rãi do Huang Tsisin đề xuất (1952, 1961) coi Cathaysia là hệ uốn nếp Caleđon. Phần kéo dài của nó vào Việt Nam được Yu. Pusharovski xác định (1965) và được công nhận rộng rãi. Ngoài ra còn một khái niệm quan trọng nữa dưới tên gọi Cathaysia là  đai núi lửa - pluton rìa lục địa Mesozoi muộn - Kainozoi

A largely used concept suggested by Huang Tsisin (1952, 1961) has been treating Cathaysia as a Caledonian fold system. Its elongated part into Việt Nam was determined by Yu. Pusharovsky (1965), and largely accepted. Apart from this, there is another important concept known under the Cathaysia name, that is the Late Mesozoic - Cenozoic volcano-plutonic continental margin belt.

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

7. 9/1999.

· Chang Pung  (Đới địa máng ven uốn nếp, Miogeosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); nằm ở vùng biên giới Việt - Trung thuộc các tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Kề giáp với đới Sông Hiến ở phía nam; x =  22010’ - 230, y = 1050- 105030’.

East Bắc Bộ (I.1); located in the Việt Nam - China border area, occupying the territories of Cao Bằng and Hà Giang Provinces. It adjoins the Sông Hiến zone in the south.

3. Phức hệ địa máng bao gồm các trầm tích carbonat, lục nguyên - carbonat Cambri trung - thượng. Phức hệ sinh núi là trầm tích molas Đevon hạ. Các phức hệ phát triển tiếp theo là các trầm tích Đevon và Paleozoi thượng. Có mặt các thành tạo trầm tích Mesozoi kiểu Sông Hiến, và một mặt cắt Trias hạ carbonat.

This geosynclinal complex consists of Middle-Upper Cambrian carbonate and terrigeno-carbonate sediments. The Lower Devonian molasse represents the orogenic complex, and the Upper Paleozoic sediments indicate the following stages of the zones development. There are also a Lower Triassic carbonate formation and Mesozoic sediments of Sông Hiến type.

4. Đới nảy sinh trên rìa craton Tiền Cambri cộng ứng với quá trình tạo rift và phát triển các đới động kiểu đại duơng kế cận (Lô - Gâm, Phú Ngữ) vào Paleozoi. Chế độ địa máng chấm dứt vào đầu Đevon. Từ giữa Đevon chuyển sang chế độ nội mảng. Vào Mesozoi đới bị lôi cuốn vào các hoạt động của đới taphrogen Sông Hiến và các quá trình phát triển của đai động Pacific.

This zone was generated initially on the margin of the Pre-Cambrian craton, corresponding to the rifting and developing proccesses of the adjacent oceanic mobile zones (Lô - Gâm and Phú Ngữ) in Paleozoic. The geosynclinal regime was terminated at the beginning of Devonian. Since the Middle Devonian it changed into the intraplate regime. In Mesozoic the described zone was involved into tectonic activities of the Sông Hiến taphrogenous zone and developing processes of the Pacific mobile belt.

5. Trong các mô hình phân vùng kiến tạo hiện có đới Chang Pung thường được ghép vào các cấu trúc khác nhau (miền Nam Trung Hoa, Caleđonit Cathaysia hay Việt - Trung). Mối quan hệ của đới Chang Pung trên bình đồ trúc hiện đại của Đông Bắc Bộ và Nam Trung Quốc, đặc biệt là với các cấu trúc Mesozoi, chứng tỏ tính độc lập của đới.

In the geological literature, this unit is used to be attached to different structures in the available tectonic zoning model (i.e. to South China Platform; to Cathaysian or Sino-Vietamese Caledonides). In the recent structural plan of East Bắc Bộ and South China, especially in the relationship with the surrounding Mesozoic structures, the Chang Pung zone expresses its independence

6. Lê Duy Bách.

7. 7/1999.

·  Côn Sơn (Khối nâng, Uplift)

1.       Ngô Thường San và nnk, 1980.

2.      Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (III. 2), vùng thềm lục địa ĐN Việt Nam

South Trung Bộ and East Nam Bộ (III.2); on the continental shelf of SE Việt Nam; x = 70 - 9030 N; y = 1050 - 107030 E.

3.       Lộ móng uốn nếp trên các đảo Côn Sơn, Đá Trắng, Hòn Ba và các đảo nhỏ phía TN Côn Đảo, bao gồm các phức hệ trầm tích và magma Kimmeri (các thành tạo trầm tích - phun trào Creta thượng và xâm nhập granitoiđ  Mesozoi muộn - đầu Đệ tam). Khối nâng có dạng kéo dài theo hướng ĐB-TN, nằm giữa các trũng Kainozoi Cửu Long và Nam Côn Sơn. Các mút phía ĐB và TN chìm dần và bị phủ bởi các thành tạo trầm tích Kainozoi mỏng (chủ yếu tuổi Pliocen - Đệ tứ), nối với khối nâng Khorat-Natuna ở phần TN.

     The folded basement is exposed on the Côn Sơn, Đá Trắng, Hòn Ba Islands and islets situated in the SW of the Côn Đảo Island. It is composed of Cimmerian sedimentary and magmatic complexes (Upper Cretaceous volcano-sedimentary formations and Late Mesozoic - Early Tertiary granitoids). The uplift has an elongated form of NE-SW direction, lying between the Mekong and South Côn Sơn Cenozoic Depressions. Its NE and SW ends gradually plunge, and are covered by thin Cenozoic sedimentary formations mainly of Pliocene - Quaternary age, which connect it with the Khorat-Natuna Uplift in the southwest.

4.       Khối nâng Côn Sơn được coi là nhánh phát triển về phía ĐB của đới TN Campuchia thuộc địa khối Kon Tum (mảng lục địa Kon Tum - Borneo), hình thành bởi các chuyển động nâng kiểu khối - đứt gãy trong quá trình thành tạo hệ thống các trũng Đệ tam  của thềm lục địa Sunda trong Kainozoi.

The Côn Sơn Uplift has been regarded as the NE branch of the SW Cambodia Zone of the Kon Tum Geoblock (Kon Tum - Borneo continental plate), formed by uplift movement of block-fault type during the forming process of Tertiary depression system of the Sunda continental shelf during Cenozoic.

5.  Khối nâng Côn Sơn được xem là cấu trúc ranh giới giữa các trũng dầu khí ở thềm lục địa ĐN Việt Nam là Cửu Long và Nam Côn Sơn. Khái niệm này được công nhận và sử dụng rộng rãi trong văn liệu cấu trúc - kiến tạo và địa chất dầu khí. 

     The Côn Sơn Uplift has been regarded as the boundary structure between the petroleum-bearing Mekong and South Côn Sơn Depressions situated on the continental shelf of SE Việt Nam. This viewpoint has been accepted and largely used in many literatures on tectono-structure and petroleum geology.

6.       Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách.

7.  9/1999. 

· Côn Sơn  (Khối căng trồi, Swell)

1.   Parke M.L. et al. 1971.

2.   Thềm lục địa ĐN Việt Nam

     On the continental shelf of SE Việt Nam.

5.   Đồng nghĩa với Khối nâng Côn Sơn

     Synonym of Côn Sơn Uplift

6.   Trần Văn Trị.

7.  9 / 1999.

· Cửu Long (Trũng Kainozoi, Cenozoic Depression)

1. Ngô Thường San và nnk, 1980

2. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (III. 2), vùng thềm lục địa Việt Nam

South Trung Bộ and East Nam Bộ (III.2); on the continental shelf of Việt Nam; x =  8010 - 10030 N; y = 104010 - 1080 E.

3. Các thành tạo trầm tích Đệ tam được chia thành các hệ tầng: Cau (Oligocen), Dừa (Miocen hạ), Thông (Miocen trung), Nam Côn Sơn (Miocen thượng) và Biển Đông (Pliocen hạ). Chiều dày của các trầm tích Đệ tam đạt trên 5000 m. Cấu trúc bao gồm các đới nâng dạng địa luỹ và sụt dạng địa hào của móng uốn nếp Mesozoi thượng lộ ra ở khối nâng Côn Sơn. Là cấu trúc có tiềm năng dầu khí lớn.

Tertiary sediments have been discriminated into Cau (Oligocene), Dừa (Lower Miocene), Thông (Middle Miocene), South Côn Sơn (Upper Miocene) and Biển Đông (Lower Pliocene) Formations. Their thickness reaches over 5,000 m. The structure is composed of horst-type uplifts and graben-type depressions of the Upper Mesozoic folded basement, which is exposed in the Côn Sơn Uplift. It is a structure of great petroleum potentiality.

1.       Trũng Cửu Long hình thành như một trũng giữa núi phát triển bắt đầu từ Eocen muộn - Oligocen sớm dọc theo các đứt gãy sau khi giai đoạn tạo núi uốn nếp Mesozoi muộn đã kết thúc trên mảng lục địa nhỏ Kon Tum - Borneo.

The Cửu Long Depression was formed as an intermontane depression, which was developed since Late Eocene - Early Oligocene along the faults after the termination of the Late Mesozoic folding-orogenic stage on the Kon Tum - Borneo small continental plate.

2.       Trong các văn liệu trước đây trũng Cửu Long được xếp vào cấu trúc Kainozoi Mê Công. Những tài liệu nghiên cứu mới đây cho thấy khái niệm trũng Cửu Long chỉ dùng để biểu thị trũng dầu khí ở thềm lục địa ĐN Việt Nam, ngăn cách với trũng Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn. Đồng nghĩa với trũng Cửu Long còn có khái niệm trũng Vũng Tàu (Lê Duy Bách, 1985; v.v ..).

In former literature the Cửu Long Depression was attributed to the Cenozoic Mekong Structure. But, according to  recent research materials, the Cửu Long Depression term has been used to show only a petroleum-bearing depression on the continental shelf of SE Việt Nam, which is separated with the South Côn Sơn Depression by the Côn Sơn Uplift. The Vũng Tàu Depression term (Lê Duy Bách, 1985; etc.) has been regarded as a synonym of the Cửu Long Depression.

Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách

3.       9/1999.