· A Vương - Long Đại (Đới địa máng thực uốn nếp, Eugeosynclinal Fold Zone)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Bắc Trung Bộ (II.2); nằm ở phần giữa của dải Trường Sơn, trải dài từ tây nam Quảng Bình đến Quảng Nam, phía bắc giáp đới Sông Cả, phía nam giáp đới Khâm Đức; x = 150 - 18o, y = 106030’ - 1080.

     North Trung Bộ (II.2); in the centre of Trường Sơn Mountain range, extending from the southwest of Quảng Bình Prov.to Quảng Nam Prov., surrounded by Sông Cả zone in the north and Khâm Đức Zone in the south.

3. Phức hệ địa máng bao gồm các thành tạo trầm tích - phun trào Cambri - Silur hạ (các hệ tầng A Vương và Long Đại), và trầm tích lục nguyên Silur (hệ tầng Đại Giang). Phức hệ sinh núi là các trầm tích màu đỏ tuổi Đevon (hệ tầng Tân Lâm) và granitoiđ kiểu Đại Lộc. Các phức hệ phát triển tiếp theo bao gồm các thành tạo trầm tích carbonat Paleozoi thượng, granitoiđ phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (P2- T1), có biểu hiện phong phú các thành tạo trầm tích và magma nội mảng tuổi Mesozoi và Kainozoi. Kiến trúc chủ yếu dạng tuyến tính được tổ hợp trong khung phối khảm kiến trúc bậc cao của đới.

     This geosynclinal complex consists of the Cambrian - Lower Silurian volcano-sedimentary formations (A Vương - Long Đại Fms.) and Silurian terrigenous sediments (Đại Giang Fm.). The orogenic complex is represented by Devonian red beds (Tân Lâm Fm.) and granite of Đại Lộc Complex. The post-orogenic complex contains the Upper Paleozoic carbonate, granites of Bến Giằng - Quế Sơn Complex (P2-T1) and a large amount of intraplate sedimentary and magmatic formations aged as Meso- Cenozoic. The most remarkable structural features of the zone are the lineation and the mozaic combination of the structures of higher order.

4. Đới được khởi sinh vào đầu Paleozoi bằng cơ chế tách giãn vỏ lục địa cổ tạo thành lưu vực có vỏ đại dương mới (ophiolit Tam Kỳ - Phước Sơn). Trong Orđovic đã hình thành cặp cung đảo: không núi lửa Đại Lộc và núi lửa Long Đại. Cấu trúc uốn nếp của đới được hình thành do biến hoạ Caleđon, khi khép kín các cấu trúc kiểu đại dương Paleozoi sớm. Thời gian cố kết hoàn toàn của đới kết thúc vào Permi. Trong Mesozoi đới bị lôi cuốn vào các hoạt động nội mảng, cộng hưởng với các hoạt động của đại dương Mesotethys.

    The zone is initiated in Early Paleozoic by rifting of the older continental crust leading to the formation of a new oceanic basin (demonstrated by Tam Kỳ - Phước Sơn ophiolite zone). By Ordovician it occurred a couple of island arcs: Đại Lộc non-volcanic and Long Đại volcanic ones. The folding took place in Early Paleozoic (Caledonian diastrophism) after the closure of oceanic structures. The zone was completely consolidated by the end of Permian and then involved into the intraplate activities in correspondence to the activities of the Mesotethyan ocean.

5. Đới A Vương - Long Đại là tổ hợp các cấu trúc kiểu đại dương bị uốn nếp thuộc đai động Tethys (Proto- và Paleo-). Trên bình đồ cấu trúc hiện đại có thể phân định các cấu trúc cơ bản là Long Đại (Đới thành hệ - cấu trúc: Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1985), phát triển tiếp tục sang lãnh thổ Lào (Đới Xiêng Khoảng - Long Đại: Lê Duy Bách và nnk, 1989), đới A Vương (Đới Eu- địa máng uốn nếp: Lê Duy Bách và nnk, 1989). Trần Văn Trị (1994) sử dụng khái niệm tương tự và đặt tên là Đới Huế (tương đương với Long Đại) và Đới Đà Nẵng (tương đương với A Vương).

    The A Vương - Long Đại zone is an assemblage of folded oceanic structures belonging to the Tethyan (Proto- and Paleotethys) mobile belts. In recent structural plan the following main structures could bee divided into: Long Đại zone (Formational-structural zone: Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), having the continuous distribution in Laos (Xiêng Khoảng - Long Đai zone: Lê Dzuy Bách et al, 1989); A Vương zone (Eugeosynclinal folded zone: Lê Dzuy Bách et al.,1989). Trần Văn Trị, 1994, used the same notion with the name of Huế zone (corresponding to Long Đại zone) and Đà Nẵng zone (correspomding to A Vương zone).

6. Lê Duy Bách (Le Dzuy Bach).

7. 7/ 1999.

· Ailaoshan - Sông Hồng (Đới xiết  trượt, Shear Zone)

1.   Tapponier et al, 1982.

2   Sông Hồng (I.2); nằm dọc lưu vực sông Hồng từ núi Ailaoshan (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đến hạ lưu sông Hồng và tiếp tục kéo dài vào vịnh Bắc Bộ ra biển Đông; x = 14O20’ - 260, y= 100 - 1090.

Sông Hồng (I.2); located along the Red River basin from the Ailaoshan Mt (Yunnan Province, China) to the river mouth, and further to the Bắc Bộ Gulf and its offshore;  x = 14°20’ - 26°,  y = 100(- 109°50’.

3.  Các phức hệ uốn nếp cổ nhất là các trầm tích biến chất thuộc dải Ailaoshan và đới Sông Hồng, bị tác động bởi động lực nhiều kỳ và đặc biệt trong Kainozoi.  Trong các  địa hào hẹp cận đứt gãy có một số thành tạo trầm tích Neogen chưa bị biến chất. Đới có cấu trúc dạng tuyến tính, nhiều lần bị xiết trượt tạo nên các trường biến dạng sâu có cấu trúc phức tạp. Vào Neogen, chuyển động của đới là trượt trái với tổng  biên độ  khoảng 500 km.

The oldest folded complex consists of metamorphic rocks of the Ailaoshan Range and the Sông Hồng Zone, that were subjected to multiphase dynamics, especially during Cenozoic. In narrow grabens situated near faults there are no-metamorphosed Neogene formations. The zone is of linear structure, which was many times sheared, forming deeply deformed fields of complicated structure. During Neogene, the movement of the zone is characterized by left shear with a total amplitude of about 500 km.

4. Đới xiết trượt Ailaoshan - Sông Hồng được hình thành trong quá trình va chạm của craton Inđosini với mảng Á - Âu, với kết quả là toàn bộ Inđosinia bị thúc trượt  về phía đông  nam và quay theo chiều kim đồng hồ.

The zone was formed during the collision process of the Indosinian craton with the Eurasian Plate, causing the strike of the whole Indosinian Block southeastward, and its clockwise rotation.

5. Trong văn liệu địa chất thường nêu khái niệm về Hệ đứt gãy sâu Sông Hồng và các cấu trúc đi kèm với chúng (Fromaget, 1927; Saurin, 1956; Đovjikov và nnk., 1965, v.v.), khái niệm khác khá phổ biến là Đới khâu Sông Hồng (Pusharovski, 1965; Lê Duy Bách,1975, 1985; v.v.). Hiện còn có tranh luận sôi nổi về tuổi của đới giữa hai quan điểm: một là các đai biến chất thuộc đới Ailaoshan - Sông Hồng có tuổi Đệ tam; hai là chúng có tuổi Tiền Cambri và đã bị biến cải, biến dạng nhiều lần, đặc biệt trong Đệ tam.

In the geological literature some close notions about this zone have been brought up, such as Red River Deep-seated Fault System and its accompanied structures (Fromaget, 1927; Saurin, 1956; Dovzhikov et al. 1965; etc.), Red River Suture Zone (Pusharovskii, 1965; Lê Duy Bách, 1975, 1985; etc.). Recently, a hot discussion on the age of the zone has been happening with two viewpoints: 1) the metamorphic belts of the zone is of Tertiary age; 2) they are of Precambrian age, and many times subjected to reworking and deformation, especially in Tertiary.

6. Lê Duy Bách.

7. 8/1999. 

· An Châu (Võng rift nội lục, Intracontinental Rift Depression)

1. Trần Văn Trị và nnk., 1979.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); từ dãy Tam Đảo kéo dài sang ĐN Trung Quốc. x = 210 - 220; y = 105030’ - 1080.

    East Bắc Bộ (I.1); stretching from the Tam Đảo Range to SE China.

3. Phần thấp là các trầm tích carbonat - lục nguyên dạng nhịp Permi thượng - Trias hạ. Nằm không chỉnh hợp trên là các trầm tích lục nguyên biển Trias trung, á lục địa  Trias thượng mà đôi nơi chứa than tuổi Nori - Ret, Jura và lục địa vụn thô màu đỏ Creta, vụn thô màu xám chứa lignit tuổi Neogen ở trũng Nà Dương. Chiều dày chung đến 4000 - 5000 m. Phần rìa của võng rift còn phổ biến các đá phun trào tương phản liparit - đacit, bazan hoặc các thành tạo á núi nửa, xâm nhập. Cấu trúc có dạng phức nếp lõm hình rẻ quạt á vĩ tuyến chuyển sang phương đông bắc, mà hai biển có các đới đứt gãy khống chế dọc Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn và rìa tây bắc Quảng Ninh.

      The lower part of the depression is composed of Upper Permian - Lower  Triassic. terrigenous - carbonate sediments. Lying unconformably upon them there are Middle Triassic terrigenous sediments, upper Triassic subcontinental sediments bearing locally Norian-Rhaetian coal, Jurassic-Cretaceous continental red beds and grey clastic lignite-bearing Neogene sediments (in Na Dương Depression). The total thickness reaches up to 4000-5000 m. In the margin of the depression contrast effusives (liparite, dacite, basalt) or subvolcanic, intrusive formationss are widespread. The structure has fan-shaped synclinorium form stretching in subparallel direction, then turning over in NE direction. It is controlled by faults in its two sides: Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn, and NW Quảng Ninh faults.

4. Võng rift nội lực An Châu được hình thành chồng gối trên móng không đồng nhất, có các hệ đứt gãy khống chế phát triển mạnh trong Mesozoi, phần thấp có phun trào tương phản, trầm tích turbiđ (Trias hạ). Quá trình hình thành của loạt võng này liên quan với chuyển động kiến tạo Inđosini dẫn đến sự khép lại của Paleotethys gây nên sự cộng hưởng, biến cải của vỏ lục địa..

    The depression is superimposed on a heterogeneous basement. It is controlled by faults systems which were strongly developed during Mesozoic. In its lower part there are contrast effusives and turbidite formation (Lower Triassic). The forming process of this depression is related to Indosinian tectonic movement, leading to the closure of Palaeotethys, causing the resonance and reconstruction of the continental crust.

5. An Châu là đơn vị địa chất do Patte E. (1927) nêu ra, về sau phân chia ra đới (âm) trong hệ chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam (Đovjikov A. E. và nnk., 1963, 1965), Trũng chồng trên lớp phủ nền Hoa Nam và phần nối tiếp Caleđonit Cathaysia (Pusharovski, 1975, Gatinski và nnk., 1972; Nguyễn Đình Cát, 1972; Ngô Thường San, 1975, v.v.), Trũng hồi sinh magma - kiến tạo (Nguyễn Xuân Tùng, 1972, Trũng điva (Staritski và nnk., 1973; Phạm Văn Quang và nnk., 1986) v.v.

    This unit was brought up by Patte E. (1927). During recent decades, it has been considered as Negative zone of the East Việt Nam Parafolded System (Dovzhikov A.E., 1963, 1965), Superimposed Depression on the cover of the South Chinese Platform, and the Continuing part of the Cathaysian Caledonid (Pusharovskii, 1965; Gatinskii et al., 1972; Nguyễn Đình Cát, 1972; Ngô Thường San, 1975; etc.), Rejuvenated Tectono-magmatic Depression (Nguyễn Xuân Tùng, 1972), Diva Depression (Staritskii et al., 1973; Phạm Văn Quang et al., 1986), etc.

6. Trần Văn Trị

7.     8/1999.

· An Châu (Đới tướng - cấu trúc, Structuro-facial Zone)

1. Đovjikov A. và nnk., 1965.

2. Đông Bắc Bộ (I.1); Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh

    East Bắc Bộ (I.1); Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

5. Đồng nghĩa của Võng rift nội lục An Châu

    Synonym of An Châu Intracontinental Rift Depression.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· An Khê (Rift nội lục, Intracontinental Rift)

1. Trần Văn Trị và nnk., 1986.

2. Trung Trung Bộ (II.1); x = 12040’ - 14030’, y = 108010 - 109030.

    Middle Trung Bộ (III.1)

3. Các thành tạo trầm tích lục nguyên - núi nửa sinh chủ yếu là sạn kết, cát kết đa khoáng, tufit, đá phiến sét vôi lẫn phun trào kiểu thành hệ liparit - đacit với granit pluton tuổi Trias sớm - giữa nằm không chỉnh hợp trên các thành tạo cổ hơn. Về cấu trúc có dạng võng chồng kéo dài theo phương á kinh tuyến và bị các trầm tích núi lửa - pluton Mesozoi muộn chia cắt phức tạp.

    The structure is composed of Lower-Middle Triassic volcanogeno-sedimentary sediments, mainly of gritstone, polymictic sandstone, tuffite, marlaceous shale interbedded with effusives of the dacite-liparite formation, accompanied by granite intrusion. They lie unconformably upon older rocks. On the structural viewpoint the rift is of superimposed depression, stretching in submeridional direction. It was complicatedly dissected by Late Mesozoic volcano-plutonic formations.

4. Rift nội lục An Khê thuộc kiểu võng trên craton phát triển chủ yếu trong Trias do ảnh hưởng của chuyển động Inđosini, dẫn đến sự ghép nối của hai mảng Đông Dương và Shan-Thái và sự triệt tiêu của Paleotethys. Móng của rift chủ yếu là các thành tạo siêu biến chất Tiền Cambrri thuộc khối nhô Kon Tum và các thành tạo Paleozoi trung - thượng. Quá trình biến cải do tác động của rìa lục địa tích cực kiểu Anđes Đà Lạt diễn ra vào Mesozoi muộn - Kainozoi sớm. Các hoạt động tân kiến tạo đã hình thành các cao nguyên bazan Tây Nguyên, địa hào Sông Ba và biển rìa Đông Việt Nam.

    The rift belongs to the type of intracratonic depression, developed mainly during Triassic in the influence of the Indosinian movement, which led to the assembly of the two Indochina and Shan-Thai Plates, and the closure of the Palaeotethys. The basement of the rift consists mainly of Precambrian ultrametamorphic formations of the Kon Tum Uplift, and Middle-Upper Paleozoic rocks. The reconstructing process, caused by the impact of the Đà Lạt active continental margin of Andes type, happened in Late Mesozoic - Early Cenozoic. Neotectonic activities formed the Tây Nguyên basaltic plateau, the Sông Ba graben and the East Việt Nam marginal sea.

5. Rift nội lục An Khê có thành phần lục nguyên - phun trào kiềm vôi thuộc hệ tầng Măng Giang, với các xâm nhập granitoiđ, đôi khi có cả granosyenit, monzogranit trong phức hệ Vân Canh được xem như hợp phần của thành hệ tiền rift (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị và nnk., 1992).

    This unit, with the Mang Giang Fm of calc-alkaline effusive and terrigenous composition, accompanied by granitoids, locally granosyenite and monzogranite of Vân Canh Complex, has been regarded as a component of the prerift formation (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị et al., 1992).

6. Trần Văn Trị.

7. 8/1999.

· Annamia (Khối, Block)

1. Fromaget J., 1929

2. Trung Trung Bộ (III.1); trung tâm bán đảo Đông Dương

    Middle Trung Bộ (III.1); central part of the Indochina Peninsula.

5. Đồng nghĩa của Khối nền Inđosinia

    Synonym of Inđosinian Platform Block.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.