LỜI NÓI ĐẦU

 

Năm 2003 có một sự kiện làm nức ḷng nhân dân cả n­ước nói chung và nhân dân Quảng B́nh nói riêng là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đă được UNESCO công nhận là "Di sản thiên nhiên thế giới". Khi biết tin này nhóm tác giả thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Tài nguyên & Môi trường Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đă cộng tác với nhau biên soạn cuốn sách này góp phần quảng bá sự phong phú kỳ diệu của thiên nhiên Việt Nam ở một vùng hẻo lánh, ít người biết đến.

Nội dung chính của cuốn sách bao gồm những kết quả nghiên cứu tổng hợp về đa dạng địa chất, địa mạo, hang động (do GS Trần Nghi chủ biên) và đa dạng sinh học (do KS Lê Huy C­ường chủ biên). Phần cốt yếu của các nội dung đó đă được đư­a vào "Hồ sơ đăng kư di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" để Chính phủ n­ước Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam gửi UNESCO năm 2000.

Trong cuốn sách này các tác giả giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vùng phụ cận thuộc tỉnh Quảng B́nh như một chỉnh thể tự nhiên đă được Nhà n­ước công nhận (2000), với diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt gần 150.000 ha và vùng đệm gần 200.000 ha. Tuy nhiện, trong quá tŕnh th­ương thảo giữa phía Việt Nam và UNESCO, cuối cùng "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" được UNESCO chính thức công nhận Di sản thiên nhiên thế giới có diện tích nhỏ hơn, khoảng 86.000 ha (xem chú giải ở phụ lục A2).

Khu vực núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và vùng phụ cận có lịch sử phát triển địa chất phức tạp và lâu dài, từ kỷ Ordovic (khoảng 450 triệu năm) đến nay. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi những thành tạo địa chất đặc tr­ưng cho các hoạt động kiến tạo đứt găy, chuyển động nâng trồi, uốn nếp tạo núi và chuyển động sụt lún tạo các bồn trũng trầm tích. Các bối cảnh kiến tạo đóng vai tṛ như­ nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng địa chất, đa dạng địa h́nh địa mạo, mạng l­ưới thuỷ văn, đặc biệt tính đa dạng và kỳ thú về hệ thống hang động có một lịch sử h́nh thành hơn 30 triệu năm được coi là cổ nhất ở Đông Nam Á, sông Son có sắc đỏ phù sa do sản phẩm phong hoá đất son đỏ trong kẽ các lớp đá vôi Kẻ Bàng hoà vào sông Nan bắt nguồn từ các núi đá lục nguyên rồi cả hai đổ vào sông Gianh, tức Rào Nậy, tạo nên một l­ưu vực sông Gianh rộng lớn và đa dạng. Tính đa dạng địa chất là nguyên nhân tạo nên tính đa dạng về địa h́nh, thổ nh­ưỡng và hang động. Đa dạng về địa h́nh và thổ nh­ưỡng sẽ tất yếu dẫn đến đa dạng sinh học, những phong cảnh kỳ thú của hang động, những cảnh quan huyền bí, những cánh rừng hoang sơ nguyên thuỷ như­ một bảo tàng thiên nhiên khổng lồ, mà ở nhiều nơi ch­ưa hề có dấu chân người qua.

Cuốn sách này là một công tŕnh khoa học tổng hợp được một tập thể các nhà địa chất, địa mạo thuộc khoa Địa chất và khoa Địa lư, Tr­ường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (GS.TS. Trần Nghi, TS. Đặng Văn Bào, GS. TSKH. Nguyễn Quang Mỹ, CN. Phan Duy Ngà, PGS.TS. Tạ Hoà Ph­ương, PGS.TS. Vũ Văn Phái) và các nhà lâm nghiệp thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (KS. Lê Huy Cư­ờng, KS. Nguyễn Quốc Dũng, KS. Vũ Văn Dũng) cùng biên soạn. Kết quả của công tŕnh vừa kế thừa các kết quả nghiên cứu nhiều năm về địa chất và địa mạo do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện, vừa bổ sung những nghiên cứu mới theo yêu cầu và tiêu chí đặt ra của UNESCO, gồm các nội dung:

- Lịch sử phát triển vỏ Trái đất khu vực và những đa dạng địa chất - địa mạo.

- Đa dạng sinh học và các loài bị đe doạ.

Kết quả nghiên cứu đă chứng minh được các luận điểm quan trọng có ư nghĩa quyết định thành công của "Hồ sơ di sản", đó là:

- Phong Nha - Kẻ Bàng là khu karst cổ có ư nghĩa và có giá trị nhất ở Đông Nam Á và trên thế giới, thể hiện ở các đặc điểm sau: khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp và thành phần thạch học đa dạng; lịch sử phát triển vỏ Trái đất lâu dài từ 450 triệu năm đến nay, trải qua 5 giai đoạn phát triển lớn.

- Hang động karst Phong Nha - Kẻ Bàng cổ nhất ở Đông Nam Á và để lại các dấu ấn độc đáo như­ hang sông, hang khô, hang dạng bậc, hang treo, hang dạng cành cây và hang cắt chéo là dấu ấn bị 2 yếu tố khống chế là sự thay đổi của mực n­ước biển và chuyển động kiến tạo.

- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là cái nôi bảo tồn đa dạng sinh học lớn, nơi chứa đựng nhiều loại động vật và thực vật quư hiếm đang bị đe doạ.

Trong suốt thời gian khảo sát cùng với Đoàn thám hiểm Hội Hang động Hoàng gia Anh, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu để hoàn thiện công tŕnh về di sản, tập thể tác giả đă luôn nhận được sự tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận t́nh của Ban lănh đạo tỉnh Quảng B́nh, Ban lănh đạo Tr­ường Đại học Tổng hợp tr­ước đây, Ban lănh đạo Tr­ường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban lănh đạo Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban lănh đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc. Trong quá tŕnh chuẩn bị cuốn sách này, các bản vẽ, ảnh minh họa và kỹ thuật vi tính do một nhóm cán bộ trẻ của khoa Địa chất và Địa lư, trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội thực hiện: các cử nhân Nguyễn Đ́nh Nguyên, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thanh Lan, Hoàng Thị Vân, Nguyễn Thị Minh Thuyết. Một số ảnh minh hoạ ch­ương 6 (Đa dạng sinh học) do các đồng nghiệp Vũ Ngọc Thành, Thạch Mai Hoàng và Nguyễn Mạnh Hà ở khoa Sinh học, ĐH KHTN HN cung cấp

Nhân dịp này tập thể tác giả xin được bày tỏ ḷng biết ơn sâu sắc và xin gửi tới các nhà lănh đạo và các bạn bè đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và hợp tác.

 

Tập thể tác giả