4.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT SO SÁNH VỚI CÁC KHU VỰC KARST KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khu vực karst đă được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, trong đó có vịnh Hạ Long ở Việt Nam. Có thể nói, tất cả các khu vực di sản này đều có những nét đặt thù của ḿnh và hầu như không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các di sản thiên nhiên thế giới có hiện tượng là địa h́nh karst đều nằm ở khu vực ôn đới, nhưng tập trung nhiều hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ như Vườn quốc gia Pirin ở Bulgari, vườn quốc gia hồ Plitvice ở Croatia, các hang động Skocjan ở Slovenia, vườn quốc gia Dales - Yorkshire ở Vơng quốc Anh, vùng các hang động Aggtelek và Slovak nằm ở khu vực biên giới giữa hai nước Hungari và Slovak, Vườn quốc gia hang động Carlsbad và Vườn quốc gia hang Mammothe ở Hoa Kỳ, vùng hoang dă Tasman ở Australia v.v.. Tất cả các khu vực này trong lịch sử phát triển của ḿnh đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các thời kỳ băng hà, đặc biệt là những đợt băng hà trong thời kỳ Đệ tứ. Dấu ấn của các thời kỳ băng hà này c̣n thể hiện khá rơ ở các dạng địa h́nh Karst trên mặt. Đó là đường nét mềm mại của các khối đá vôi, đường viền của các car, nhiều hồ nước và các hẻm vực khá sâu và dốc đứng. Mặt khác, do hầu hết nằm trên các lục địa cổ và cách xa các đai động hiện đại (ranh giới giữa các mảng thạch quyển) nên các thành tạo carbonat ở các khu vực này đều có thế nằm nghiêng thoải hoặc gần ngang và phủ bất chỉnh hợp góc rất rơ rệt trên các thành tạo khác và lại là các khu vực địa h́nh cao hơn so với xung quanh. V́ vậy, có rất nhiều thác nước đẹp trong các di sản này. Cũng v́ vậy, các hang động ở đây có độ sâu rất đáng kể. Trong số các vườn quốc gia đă được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới này th́ vùng hang động của khối karst Aggtelek và Slovak được xem là hệ thống karst ôn đới điển h́nh.
Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng hoàn toàn khác với những di sản nói trên. Sự khác nhau này do hai nguyên nhân chính là cấu trúc địa chất và khí hậu quyết định. Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng c̣n chịu ảnh hưởng của đai tạo núi Alpi - một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào Kainozoi. Do đó khối đá vôi ở đây bị biến dạng khá mạnh v́ đứt găy và khe nứt. Khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vậy các hiện tượng karst ở khu vực này không giống với các khu vực ôn đới cả về cường độ quá tŕnh karst lẫn các địa h́nh do nó tạo ra (trên mặt cũng như ngầm sâu ở phía dưới). Về mặt này th́ vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều đặc điểm chung với các quá tŕnh karst nhiệt đới.
Tại khu vực nhiệt đới nói chung, ở châu Á và Đông Nam Á nói riêng, một số vườn quốc gia cũng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak thuộc Malaysia, Vườn quốc gia Lorents ở Tây Irian thuộc Indonesia v.v... và nhiều vùng karst khác ở Đông Nam Á đă được điều tra khá chi tiết.
Vườn quốc gia Gunung Mulu nằm ở tỉnh Sarawak, một tỉnh của Malaysia trên đảo Borneo. Có mặt trong vườn quốc gia này là loại đá vôi san hô h́nh thành trong khoảng thời gian từ giữa Eocen cho đến cuối Miocen sớm với diện tích rất đáng kể.
Khung cảnh như vậy cũng được mô tả ở sông Baliem trong Vườn quốc gia Lorents, Tây Irian của Indonesia hoặc các khu vực khác ở Papua New Guinea. Cả hai khu vực này đều nằm trên đảo New Guinea và một phần đảo New Britain. Các khu vực này cũng có khí hậu xích đạo ẩm ướt với nhiệt độ và lượng mưa quanh năm đều cao. Đá vôi ở đây cũng có tuổi từ Oligocen đến Miocen với bề dày trên 1000 m. Ở Tây Irian, Baliem cũng có thể xem là một sông ngầm lớn trên thế giới có lu lượng trung b́nh khoảng 100 m3/s và tăng lên khoảng 400 m3/s vào mùa mưa và nằm dưới đáy một hố sâu (phễu karst) tới 200 m. Trong ḍng sông này cũng có một pḥng có thể tích khoảng 45.000 m3. Ở đảo New Britain thuộc Papua New Guinea có một ḍng sông nước chảy cuồn cuộn, với chiều dài gần 4 km. Các dạng địa h́nh karst trên mặt ở khu vực này đều bị rừng nhiệt đới dày đặc che phủ. Các miệng phễu karst lớn có thể quan sát được từ trên máy bay trực thăng.
Một vùng karst khác ở Indonesia nằm ở phía đông đảo Java là Gunung Sewu, với các đồi bát úp dạng nón có đường kính đáy lớn hơn chiều cao tới 4 lần. Ngoài ra ở đây c̣n có tới 17 hang động được gộp lại thành các hệ thống khác nhau, trong đó hệ thống Lweng Jaran là dài nhất ở Indonesia với tổng chiều dài trên 18 km.
Trở lại với các khu vực khác ở lục địa Đông Nam Á. Hầu hết các nước Đông Nam Á nằm trên phần lục địa đều có đá vôi, trong đó đáng kể hơn cả là Lào, Thái Lan và Việt Nam. Riêng đối với Lào các kết quả nghiên cứu về karst và hang động cha nhiều. Mặt khác đá vôi cũng chỉ tập trung nhiều ở phần Trung Lào tiếp nối với khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam. Tại Thái Lan, đá vôi cũng có mặt trong một số vườn quốc gia như Trung Salaeng. Phần lớn đá vôi ở đây có tuổi Permi, giống như nhiều nơi ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, diện tích lộ đá vôi trên mặt ở Thái Lan không nhiều. Thái Lan có khí hậu nhiệt đới, v́ vậy các thành tạo karst ở đây cũng rất phát triển, trên bề mặt các vùng đá vôi đều bị rừng nhiệt đới che phủ và phát triển khá nhiều karst dạng tháp. Tuy nhiên phần lớn diện tích đá vôi ở đây đều bị chia cắt thành những khối riêng biệt bởi các ḍng chảy. Do vậy, hệ thống hang động ở đây cũng rất phát triển kể cả hang động đang hoạt động (như Tham Nam Lang - Hang Sông của Người Ngoại Quốc - với chiều dài gần 3000 m).
Mặc dù số lượng hang động ở Thái Lan rất nhiều, nhưng lại phân bố ở nhiều khu vực khác nhau. Bởi vậy, tổng chiều dài hang động trong một khu vực cũng không lớn, mặc dù có rất nhiều cảnh đẹp trong hang như ở hang Tham Nam Lang (ở vùng Mae Hong Son, phía bắc Chiang Mai). Có lẽ vùng này cũng là nơi có tổng chiều dài hang động lớn nhất ở Thái Lan (khoảng 40 km, đến năm 1992). C̣n tại Việt Nam, Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long được UNESCO công nhận vào năm 1994 lại là một vùng khá đặc biệt. Theo cách gọi của các nhà địa mạo, th́ Hạ Long là một trong những vùng karst ven bờ điển h́nh trên thế giới. V́ vậy, T. Waltham đă cho rằng các cảnh quan đá vôi ở vịnh Hạ Long có ư nghĩa quốc tế và có tầm quan trọng rất lớn đối với khoa học địa mạo v́ các dạng địa h́nh karst nón và tháp, các hang cổ và đang hoạt động đều có mặt ở đây. Ngoài ra, những nghiên cứu karst và hang động ở Đông Bắc Việt Nam, mặc dù chưa chi tiết, nhưng cũng cho thấy sự đồng nhất về tuổi của các đá vôi ở đây cũng như vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và các dạng địa h́nh karst nón và tháp cũng rất phổ biến, số lượng hang động rất nhiều nhưng đều ngắn.
Từ những điều vừa tŕnh bày ở trên, có thể thấy rằng khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng so với các di sản thiên nhiên thế giới đă được UNESCO công nhận cũng như các vùng karst khác đều có những nét đặc trưng riêng của nó và hầu như không lặp lại ở nơi khác. Chúng phản ánh một mặt nào đó của tính đa dạng địa học và đa dạng sinh học mang tính chất đặc trưng nhiệt đới và đặc thù Việt Nam sau đây:
- Đá vôi có tuổi rất cổ từ Devon đến Permi
- Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng vừa có những đặc điểm chung về địa h́nh karst với các khu vực nêu trên nhưng lại vừa có nét đặc thù của nó. Về mặt diện tích, khối núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Nếu kể thêm cả phần diện tích đá vôi ở Lào th́ khu vực này có thể được xem là vùng đá vôi cỡ lớn nhất hành tinh.
- Đá vôi có câu stạo khối và phân lớp dày (với bề dày của tầng đá vôi đạt trên 1000m) có tuổi rất cổ (từ Devon đến Permi) lại phân bố trong vùng khí hậu nhiệt đới với sự phổ biến của rừng lá rộng thường xanh. Địa h́nh khối đá vôi lại nằm thấp hơn so với vùng xung quanh cấu tạo bởi các đá phi kars. Những điều kiện đó đă làm cho khối karst Phong Nha - Kẻ Bàng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, rộng hơn và nổi bật hơn về nhiều mặt so với các khu vực khác ở Đông Nam Á.