4.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH

4.1.1. Địa hình phi karst

Địa hình phi karst phân bố ở xung quanh khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, gồm các kiểu sau:

- Dãy núi dạng vòm - khối tảng trên các đá xâm nhập granitoiđ phân bố ở phía đông khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Dãy núi bóc mòn trên các đá trầm tích lục địa màu đỏ tuổi Creta bao gồm các dãy núi ở vùng đèo Mụ Giạ và phần cực nam của khối. Chúng có độ cao lớn nhất vùng (1200-1600 m), đóng vai trò tạo bồn thu n­ước cho khối đá vôi.

- Dãy núi thấp khối tảng - bóc mòn trên các đá trầm tích lục nguyên phân bố chủ yếu ở phía bắc vùng trên các đá trầm tích loạt Hoá Sơn (D1-D2e hs) với đ­ường phân thuỷ lư­ợn sóng thoải theo phư­ơng á vĩ tuyến. Tại phía nam - tây nam, các núi thấp với s­ườn thoải đư­ợc cấu tạo bởi các đá trầm tích hệ tầng Long Đại.

Tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, các kiểu địa hình nêu trên đều là l­ưu vực cung cấp nư­ớc cho quá trình karst và vật liệu vụn (bùn, cát, sạn, cuội, sỏi...) lắng đọng trong hang động hiện nay cũng nh­ư trư­ớc đây. Chính nguồn nư­ớc phong phú từ khu vực rộng lớn này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thế giới sinh vật trong hang động nói riêng và trong vùng karst nói chung.