3.4. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới tướng - cấu trúc Trường Sơn (A.E. Đovjikov và nnk, 1965), ngăn cách với đới tướng - cấu trúc Hoành Sơn bằng đứt găy Sông Cả - Rào Nậy, bao gồm khối nâng Đồng Hới và khối sụt Phong Nha - Quy Đạt. Khối nâng Đồng Hới lộ ra ở phía đông nam vùng nghiên cứu bao gồm đá trầm tích lục nguyên có tuổi Orđovic - Silur. Ở phần trung tâm của khối nâng Đồng Hới c̣n có khối granitoiđ thuộc phức hệ Trường Sơn xuyên lên, tạo nên cấu trúc "nếp lồi dạng ṿm". Khối sụt Phong Nha - Quy Đạt lộ ra ở phần trung tâm của đới Trường Sơn đợc cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên xen carbonat, trong đó có tầng đá vôi dạng dải Devon thượng thuộc hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ). Phủ bất chỉnh hợp lên trên là các đá trầm tích lục nguyên chứa vật liệu hữu cơ, silic và carbonat-silic của hệ tầng La Khê (C1 lk) và carbonat của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs). Ngoài ra, tham gia vào khối sụt kể trên c̣n có các trầm tích Creta (hệ tầng Mụ Giạ- K mg), và trầm tích Kainozoi.
Trần Văn Trị (1977) xếp vùng này vào hệ uốn nếp Trường Sơn thuộc miền uốn nếp Đông Dương.
Trong vùng nghiên cứu có thể phân biệt các đơn vị cấu trúc sau đây