3.3.4. Vật liệu xây
dựng và vật liệu khác
- Đá carbonat: phân bố ở nhiều nơi trong vùng như ở Hạ Trang, Tăng Hoá... đặc biệt có khối đá vôi Kẻ Bàng chiếm một diện tích lớn trong vùng. Đá có mặt trong các hệ tầng Bắc Sơn, La Khê, Cát Đằng, Xóm Nha... có triển vọng lớn, có thể sử dụng để làm đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng và đá ốp lát. Tụ khoáng Hạ Trang có trữ lượng khoảng 154300 ngàn tấn, nằm ở phần trên của hệ tầng Cát Đằng dài 10-12 km, rộng 200-300 m, dày 150-200 m, được đánh giá có triển vọng lớn.
- Sét, kaolin: được dùng để làm sứ, gạch ngói... phát triển phong phú, có triển vọng lớn. Sét phân bố ở Quỳ Đạt, Hạ Trang, Điền Lộc...có trữ lượng lớn từ hàng trăm ngàn đến hàng chục triệu m3, riêng sét Điền Lộc có trữ lượng khoảng 45 triệu tấn. Tổng trữ lượng sét toàn vùng khoảng trên 85 triệu tấn. Kaolin và thạch anh chưa được nghiên cứu kỹ, nh́n chung có triển vọng, cần nghiên cứu thêm.
- Cát: được sử dụng để xây dựng và làm thuỷ tinh, phát triển phong phú nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Tụ khoáng Ba Đồn có chất lượng cát tương đối tinh khiết, trữ lượng lớn (chưa xác định được chính xác). Cát xây dựng phát triển phong phú trong các trầm tích Paleozoi, Mesozoi, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.
- Nước khoáng: đă t́m thấy 2 điểm là Nô Bồ và Động Nghèn, phân bố sát đứt găy, nước tích đọng qua các lỗ hổng, có nhiệt độ 43-66oC, độ khoáng: 0,48 - 14,28 g/l, độ pH: 6 - 6,5. Nước khoáng có giá trị về y học và năng lượng nhưng chưa được đánh giá về tiềm năng.
Nh́n chung, các khoáng sản trong vùng khá phong phú, một số có triển vọng công nghiệp. Chúng được thành tạo từ 2 dạng nguồn gốc, là trầm tích và nhiệt dịch.