3.3.1. Khoáng sản kim loại

Tuy trong vùng khoáng sản kim loại có trữ lượng không lớn như­ng đa dạng, bao gồm sắt, mangan, đồng, ch́, arsen, vàng, thiếc, volfram...

a. Kim loại đen

- Sắt: phân bố ở Khe Ngang, Thu Lộc, Lèn á, Làng Ve. Nh́n chung trữ lượng nhỏ, không có giá trị kinh tế. Điểm quặng lớn nhất là điểm quặng Thu Lộc có nguồn gốc sườn tích, nằm trong các đá của hệ tầng Long Đại có trữ lượng khoảng 58.660 tấn, hàm lượng Fe2O3 từ 43,5 đến 52,1%.

- Mangan: tồn tại dưới dạng trầm tích, thấm đọng và các vành phân tán phân bố ở Cát Đằng, Kim Lũ, Đồng Văn... Một số tụ khoáng có triển vọng công nghiệp như­ mangan Đồng Văn, số khác chư­a được nghiên cứu chi tiết. Tụ khoáng Đồng Văn có nguồn gốc trầm tích thấm đọng, nằm trong các đá của hệ tầng Cát Đằng. Hàm lượng mangan trầm tích từ 3,02- 3,19%, mangan thấm đọng có hàm lượng 26,78-40,9%

- Vanadi: tồn tại dưới dạng vành phân tán không có triển vọng công nghiệp, chỉ là dấu hiệu để t́m kiếm các thân quặng gốc hoặc các tổ hợp khoáng vật trong quặng sulfur.

b. Kim loại màu

- Đồng, ch́: chủ yếu là các vành phân tán, tập trung ở vùng Cát Đằng, Sông Nan, Xóm Thôn..., chúng chỉ là dấu hiệu để t́m kiếm quặng gốc sulfur chứa đồng, ch́.

- Arsen: điểm quặng ở đỉnh đèo Ngang, nằm trong vùng phát triển đới thạch anh hoá, pyrit hoá có nguồn gốc nhiệt dịch.

c. Kim loại quư

Đă t́m thấy vàng qua đăi mẫu trọng sa. Các vành phân tán vàng chủ yếu phân bố ở vùng Ca Xen, Đồng Cao, Co Poong La, và phía tây bắc vùng nghiên cứu...Vàng ở các vành phân tán không có giá trị công nghiệp, chỉ là dấu hiệu để t́m kiếm quặng gốc.

d. Kim loại hiếm

- Volfram: gặp dưới dạng quặng lăn ở Kim Lũ và vành phân tán khoáng vật ở Ba Tâm. Hàm lượng volframit trong quặng lăn ở Kim Lũ đạt 30%. Về nguồn gốc, có liên quan đến các mạch thạch anh nhiệt dịch.

- Thuỷ ngân: phân bố ở Xuân Canh, Ba Đồn... dưới dạng vành phân tán khoáng vật. Chủ yếu nằm trên các đá thuộc các hệ tầng Bản Giàng (D2e bg), hệ tầng Mục Băi (D2g mb), hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt) và các trầm tích Đệ tứ.