3.1.3. Mesozoi

HỆ CRETA

Các thành tạo Mesozoi trong vùng nghiên cứu chủ yếu bao gồm các trầm tích lục địa màu đỏ của hệ tầng Mụ Giạ tuổi Creta.

 

Hệ tầng Mụ Giạ (K mg)

Hệ tầng do Trần Đức L­ương, Nguyễn Xuân Bao và nnk. (1988) xác lập. Hệ tầng lộ ra tập trung ở phần đông nam và một diện nhỏ ở phía tây tây bắc vùng nghiên cứu.

 

Ảnh 3.12. Vết lộ PN - 7. Cuội kết hệ tầng Mụ Giạ
Ảnh Trần Nghi, 1999

 

Lót đáy hệ tầng là tầng cuội - sạn kết cơ sở. Thành phần cuội sạn là cuội thạch anh, quarzit, đá vôi, cát kết, sét kết (ảnh 3.12). Xi măng là cát kết màu nâu đỏ. Cát kết chủ yếu thuộc loại hạt thô, phân lớp dày. Phần trên chủ yếu gồm bột kết xen ít cát kết và đá phiến sét màu nâu đỏ, có nơi bột kết, cát kết chứa vôi, xen những thấu kính vôi sét. Hệ tầng chứa hoá thạch Chân ŕu: Plicatounio sp., Trigonioides sp., Peregrinoconcha sp. (cf. P. chuxiongensis Guo), Unio sp. và Bào tử phấn hoa: Periplecotriletes sp., Leptolepidites sp., Gleichenidites sp., Polypodiaceae gen. indet, Classopollis parvus (Brenner) Xu et Zhang, Cedrus aff. excelsa Wall, tuổi Creta sớm.

Bề dày chung của hệ tầng trong vùng đạt khoảng 700 m (ảnh 3.12 và 3.13).

Đặc điểm chung của trầm tích hệ tầng Mụ Giạ là có màu nâu đỏ, thế nằm thoải, ít nhiều có những lớp chứa carbonat và nghèo hoá thạch.

   Tuổi Creta của hệ tầng được xác định dựa trên các hóa thạch động vật và Bào tử phấn hoa kể trên. Đó cũng là tuổi của các trầm tích màu đỏ ở M­ờng Pha Lan bên Lào có chứa hóa thạch khủng long do J. Hoffet (1942) phát hiện và mô tả.

Hệ tầng Mụ Giạ phủ không chỉnh hợp trên các đá cổ hơn và nếu không kể các trầm tích Đệ tứ trong vùng th́ hệ tầng Mụ Giạ là thành tạo trẻ nhất.

 

Ảnh 3.13. Vết lộ PN - 7.
Bột kết hệ tầng Mụ Giạ
(Ảnh Trần Nghi, 1999)