Chương 3

TÍNH ĐA DẠNG ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỎ TRÁI ĐẤT VÙNG PHONG NHA - KẺ BÀNG

 

Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng thể hiện tính đa dạng lớn về địa chất, cấu trúc và lịch sử phát triển vỏ Trái đất. Từ Orđovic đến nay, vùng này đă trải qua 5 giai đoạn phát triển địa chất kế tiếp nhau. Nhiều thành tạo trầm tích và magma đ­ược h́nh thành. Khoáng sản trong vùng và các miền phụ cận cũng khá phong phú

3.1 ĐỊA TẦNG

   Khối l­ượng trầm tích cấu tạo nên khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng chủ yếu là đá vôi, như­ng cũng khá phức tạp. Xen trong và bao quanh khối núi đá vôi ấy c̣n có nhiều hệ tầng lục nguyên khác nhau. V́ tính chất phức tạp đó nên không phải bao giờ cũng có thể phân biệt đ­ược rạch ṛi các hệ tầng đă đ­ược phân chia ở vùng này theo các nghiên cứu chuyên đề chi tiết. Do vậy, dư­ới đây chúng tôi chủ yếu giới thiệu các phân vị địa tầng đă đ­ược Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc sử dụng và xác lập trong những thời gian khác nhau, có bổ sung những tài liệu nghiên cứu mới.

Các phân vị thạch địa tầng đ­ược giới thiệu bao gồm: hệ tầng Long Đại (O3-S1 lđ), loạt Hoá Sơn (D1-D2e hs) gồm 2 hệ tầng Rào Chan (D1 rc) và Bản Giàng (D1-D2e bg), hệ tầng Mục Băi (D2g mb), hệ tầng Động Thờ (D2g-D3fr đt), hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ), hệ tầng Phong Nha (D3-C1 pn), hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs), hệ tầng Khe Giữa (P2 kg), hệ tầng Mụ Giạ (K mg), hệ tầng Đồng Hới (N13-N21 đh) và các thành tạo Đệ tứ.