3.1.1. Paleozoi hạ

THỐNG ORĐOVIC TH­ƯỢNG - THỐNG SILUR HẠ

Hệ tầng Long Đại (O3-S1 )

Hệ tầng Long Đại do A. M. Mareichev và Trần Đức Lư­ơng (trong Đovjikov và nnk., 1965) xác lập. Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích thuộc phần thấp của hệ tầng Long Đại lộ ra ở phía đông, bao quanh khối granit - granođiorit Đồng Hới thuộc phức hệ Tr­ờng Sơn.

Phần d­ưới của hệ tầng chủ yếu bao gồm gneis biotit-felspat-silimanit, đá phiến thạch anh - hai mica, cát kết dạng quarzit, cát kết thạch anh - hai mica, đá phiến thạch anh có cordierit (ảnh 3.1). Bề dày khoảng 900m.

Tuổi Ordovic muộn - Silur sớm của hệ tầng Long Đại đ­ợc xác định dựa trên cơ sở các hoá thạch Bút đá (Graptolithina) phát hiện đ­ược trong mặt cắt theo suối Lệ Kỳ và mặt cắt Khe Giơi gồm: Demirastrites convolutus (Hisinger), Monograptus halli (Barrande), Pristiograptus sp., Oktavites spiralis (Geinitz) và hoá thạch Bọ ba thuỳ (Trilobita) ở tây nam Vít Thu Lu: Cyclopyge sp.

Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Long Đại có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng trẻ hơn. Không quan sát đ­ược quan hệ của hệ tầng với các trầm tích cổ hơn.

 

Ảnh 3.1. Vết lộ PN-2 (X: 17032’21"B; Y: 106017’19"Đ)

Đ­ường 20. Cát kết dạng quarzit bị cà ép mạnh, hệ tầng Long Đại.
(Ảnh Trần Nghi, 1999)