1.1.4. Khí hậu

Khu vực điều tra là một vùng rừng núi đá hiểm trở, ch­ưa có một trạm khí tư­ợng riêng, v́ vậy phải tham khảo các trạm khí t­ượng xung quanh là các trạm Tuyên Hoá, Ba Đồn và Đồng Hới. Các số liệu quan trắc nhiều năm của các trạm khí t­ượng này có thể làm tài liệu tham khảo rất tin cậy để đánh giá điều kiện khí hậu của khu vực VQG.

Bảng 1.1. Một số yếu tố khí hậu thu thập tại các trạm khí t­ượng xung quanh VQG

Yếu tố khí hậu

Tuyên Hoá

Ba Đồn

Đồng Hới

Nhiệt độ trung b́nh năm

23,80C

24,30C

24,60C

Nhiệt độ cực tiểu

5,90C tháng 1

7,60C tháng 12

7,70C tháng 1

Nhiệt độ cực đại

40,10C

40,10C

42,20C

Tổng l­ợng m­ưa năm

2266,5 mm

1932,4 mm

2159,4 mm

Số ngày mư­a trong năm

159 ngày

130 ngày

135 ngày

L­ượng m­ưa ngày lớn nhất

403 mm

414 mm

415 mm

Số ngày m­ưa phùn

18 (tháng 1,2,3)

9.3 (tháng 11)

17 (tháng 12)

Độ ẩm không khí trung b́nh

84%

84%

83%

Độ ẩm tối thấp trung b́nh

66%

67%

68%

Số ngày có s­ương mù

47 (tháng 7,8,9)

20 (tháng 9,10)

13,8 (tháng 9,10)

L­ợng bốc hơi trong năm

1031 mm

1035 mm

1222 mm

Toạ độ trạm

Vĩ độ bắc

17050’

17045’

17028’

Kinh độ đông

106008’

106025’

106037’

Độ cao trên mực nư­ớc biển

25 m

8 m

7 m

Thời gian quan trắc

1961-1995

1960-1995

1900-1995

 

a. Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ b́nh quân hàng năm biến động từ 23 đến 250C. Nhiệt độ b́nh quân giữa các tháng dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 290C), cực tiểu vào tháng 1 (170C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 41,60C (tháng 5/1992). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5,50C (tháng 11/1993)

Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2. Thời tiết nóng nhất trong năm vào các tháng 6, 7, 8, có nhiệt độ trung b́nh cao trên 280C.

Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, sự dao động nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn, biên độ nhiệt trong ngày cũng lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ thư­ờng trên 100C. Mùa đông sự dao động nhiệt vẫn trên 80C.

b. Chế độ mư­a ẩm

VQG nằm trong vùng có lư­ợng m­ưa lớn, b́nh quân từ 2000 đến 2500 mm/năm. Ở khu vực núi giáp biên giới Việt - Lào, lư­ợng m­ưa c̣n lên tới 3000 mm/năm (Minh Hoá). Ba tháng m­ưa lớn nhất là các tháng 9, 10 và 11. Tổng lượng m­ưa trong mùa m­ưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lư­ợng m­ưa năm. Mư­a tập trung với cư­ờng độ lớn, có ngày lư­ợng m­ưa đạt 415mm

Số ngày mư­a vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi số ngày m­ưa tăng lên hơn 160 ngày. Tần suất xuất hiện những trận mư­a to chiếm khoảng 20%, tập trung vào tháng 9 và 10. Xói ṃn và lũ lớn th­ường xảy ra vào thời gian này.

Biến tŕnh m­ưa năm có 2 cực đại: chính vào tháng 10 (500-600 mm) và phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100 mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc tháng 3 (30-40 mm). Các tháng mùa khô tuy có l­ượng mư­a thấp về trị số, nhưng số ngày mư­a b́nh quân tháng tối thiểu là 10 ngày (m­ưa tiểu măn).

L­ượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300 mm/năm. L­ượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8, v́ ảnh h­ưởng của gió Lào khô nóng.

Độ ẩm không khí ở mức trung b́nh (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ c̣n ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió Lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.

c. Chế độ gió

Có 2 mùa gió chính là mùa đông và mùa hè.

Gió mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành h­ướng gió đông bắc xen giữa các đợt gió đông bắc là những ngày gió đông hoặc đông nam.

Gió mùa hè: do yếu tố địa h́nh nên các ngọn núi cao ngăn chặn h­ướng gió tây nam và đổi h­ướng thành gió tây bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và việc bảo vệ rừng.

Hàng năm có trên 50 ngày có giông và 1 đến 2 cơn băo đi qua hoặc ảnh h­ưởng đến khu vực với tốc độ gió trên cấp 8.

Như­ vậy, đặc trư­ng của chế độ khí hậu của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn mang những mặt chung nhất của khí hậu Quảng B́nh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè khô nóng và mư­a đến muộn (thu đông), chịu ảnh h­ưởng mạnh mẽ của băo và front lạnh phía bắc.