6.3.4. Đa dạng nhóm Thú (Mammalia)
Trong số các loài thú đă phát hiện có 35 loài đă được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 19 loài đă thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997. Hai loài thú mới được phát hiện là mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và sao la (Pseudoryx nghetinhensis) cũng gặp ở Phong Nha.
Bảng 6.7. Danh sách các loài thú
bị đe doạ ở Phong Nha - Kẻ Bàng
TT |
Tên khoa học |
Tên Việt Nam |
Sách đỏ Việt Nam |
Sách đỏ IUCN |
1 |
Aonyx cinerea |
Rái cá vuốt bé |
V |
LR |
2 |
Arctictis binturong |
Cầy mực |
V |
|
3 |
Arctogalidia trivirgata |
Cầy tai trắng |
R |
|
4 |
Bos gaurus |
Ḅ tót |
E |
|
5 |
Capricornis sumatraensis |
Sơn dương |
V |
VU |
6 |
Cuon alpinus |
Sói đỏ |
E |
VU |
7 |
Cynocephalus variegatus |
Chồn dơi |
R |
|
8 |
Cynopterus brachyotis |
Dơi chó tai ngắn |
R |
|
9 |
Elephas maximus |
Voi |
V |
EN |
10 |
Felis marmorata |
Mèo gấm |
|
DD |
11 |
Felis temmincki |
Beo lửa |
R |
|
12 |
Helarctos malayanus |
Gấu chó |
E |
DD |
13 |
Hylopetes alboniger |
Sóc bay đen trắng |
R |
|
14 |
Ia io |
Dơi iô |
R |
LR |
15 |
Lutra lutra |
Rái cá thường |
T |
|
16 |
Lutra perspicilata |
Rái cá lông mượt |
V |
VU |
17 |
Macaca arctoides |
Khỉ mặt đỏ |
R |
VU |
18 |
Macaca assamensis |
Khỉ mốc |
R |
VU |
19 |
Macaca mulatta |
Khỉ vàng |
|
LR |
20 |
Macaca nemestrina |
Khỉ đuôi lợn |
R |
VU |
21 |
Manis javanica |
Tê tê Java |
|
LR |
22 |
Megamuntiacus vuquangensis |
Mang lớn |
R |
|
23 |
Melogale personata |
Chồn bạc má bắc |
R |
|
24 |
Myotis siligorensis |
Dơi tai sọ cao |
R |
|
25 |
Neofelis nebulosa |
Báo gấm |
E |
VU |
26 |
Nycticebus coucang |
Cu li lớn |
R |
|
27 |
Nycticebus pygmaeus |
Cu li nhỏ |
R |
VU |
28 |
Panthera pardus |
Báo hoa mai |
E |
|
29 |
Panthera tigris |
Hổ |
E |
EN |
30 |
Petaurista petaurista |
Sóc bay lớn |
R |
|
31 |
Pseudoryx nghetinhensis |
Sao la |
E |
EN |
32 |
Pygathrix nemaeus nemaeus |
Chà vá chân nâu |
E |
EN |
33 |
Selenarctos thibetanus |
Gấu ngựa |
E |
VU |
34 |
Sus sp. |
Chào vao |
K |
|
35 |
Trachypithecus francoisi ebenus |
Voọc đen tuyền |
K |
|
36 |
Trachypithecus francoisi hatinhensis |
Voọc đen Hà Tĩnh |
R |
|
37 |
Tragulus javanicus |
Cheo cheo Nam Dương |
V |
|
38 |
Viverra megaspila |
Cầy giông sọc |
E |
|
|
Tổng cộng |
|
35 |
19 |
Chú thích:
Mức độ đe
doạ trong Sách đỏ Việt Nam:
E: Endangered - Đang nguy cấp; V: Vulnerable - Dễ tổn thương; R: Rare - Hiếm; T: Threatened: Bị đe doạ; K: Insufficiently Known - Biết chưa chính xác
Mức độ đe
dọa trong Sách đỏ IUCN:
EN: Endangered - Đang nguy cấp; VU: Vulnerable - Dễ tổn thương; LR: Lower Risk - Rủi ro thấp; DD: Data deficient - Thiếu tài liệu.
Những đặc điểm nổi bật của khu hệ thú: Phong Nha - Kẻ Bàng có khu hệ thú tương đối phong phú, đặc biệt là thành phần các loài thú. Nhiều loài bị đe doạ đă tập trung ở đây như: hổ, gấu, sơn dương, mang lớn, sói đỏ, voi, báo hoa mai...
Do có vùng núi đá vôi rộng lớn nhiều hang động, nhiều nguồn cây thức ăn, dân thưa nên các loài linh trưởng (Primates) đặc biệt phát triển. Đă thống kê được 9 loài và phân loài linh trưởng, bằng 40.9% tổng số loài linh trưởng của Việt Nam. Cả 9 loài đều đă được ghi vào trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ), đặc biệt 7 loài đă được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, 3 loài đặc hữu hẹp là voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis), chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), vượn đen má trắng (Hylobates leucogonis) và 1 loài đặc hữu Đông Dương là cu ly lớn (Nycticebus coucang). Đây là nơi phân bố duy nhất của quần thể loài voọc Hà Tĩnh ở Việt Nam và thế giới (xem phụ lục)
T́nh trạng một số loài thú lớn:
Hổ. C̣n khoảng 3 đến 4 con ở vùng Cha Lo (1-2 con), 1 con ở vùng Cổ Khu Rào Bụt và 1-2 con ở vùng Rào Thương, Ba Zàng sang đến Ba Rền - U Ḅ.
Gấu ngựa và gấu chó. Hai loài này có thể c̣n tương đối nhiều. Dân, thợ săn các vùng Cha Lo, Băi Dinh, Y Leng, Hoá Sơn, Bản Rục, bản Đọng, bản 39, bản 51 vẫn c̣n bẫy được gấu. Vết chân gấu trèo lên cây ăn quả và ong mật gặp rất nhiều và ở hầu hết các điểm điều tra.
Ḅ tót. C̣n 2 đàn, một đàn ở vùng phía bắc Cha Lo và một đàn ở vùng Ba Zàng - Rào Thương (Đọng), mỗi đàn 2-4 con (thông tin).
Sao la. Cha xác định cụ thể số lượng, nhưng có lẽ cũng c̣n một số cá thể ở vùng tây bắc cầu Khe Ve, giáp ranh giữa 2 xă Dân Hoá và Hoá Sơn và khu vực núi đất.
Vượn siki. C̣n ít nhất là 8-10 đàn (22-35 cá thể) trong phạm vi ranh giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng dự kiến quy hoạch. Đây là vùng bảo vệ quan trọng thứ 2 cho phân loài vượn siki sau Pù Mát.
Chà vá chân nâu. Chưa tính toán cụ thể cho loài này song trước đây là nơi dễ gặp và tần số gặp tương đối dễ dàng. Hiện tại do săn bắn mạnh, chà vá chân nâu chỉ tồn tại ở vùng xa dân. Các địa điểm khảo sát ở Chà Ṇi, bản Rục, không c̣n gặp nó nữa.
Voọc gáy trắng. Ước lượng số lượng voọc gáy trắng trong phạm vi khu Phong Nha cũ khoảng 570-670 con. Mở rộng cho toàn VQG Phong Nha - Kẻ Bàng dự kiến quy hoạch trữ lượng voọc gáy trắng cũng không vợt quá con số 1000 cá thể.
Các loài khỉ mốc, khỉ cộc, khỉ đuôi lợn. Chưa đủ cơ sở để ước lượng trữ lượng 3 loài này song hầu như trên tuyến nào và điều tra ngày nào cũng gặp, đặc biệt là khỉ cộc.
Voi: Trước 1990, vùng Rục và Chà Ṇi có một đàn voi 10-12 cá thể. Hiện tại, theo thợ săn th́ chỉ c̣n 2 con, một mẹ và một con ở vùng xă Minh Hoá ngoài VQG.
Voọc đen tuyền: theo kết quả điều tra linh trưởng đă phát hiện một dạng voọc đen tuyền. Tuy chưa có mẫu vật, song 2 lần quan sát cho thấy dạng voọc này đă được Osgood mô tả năm 1932 trên cơ sở phân tích mẫu vật do Wulsin thu năm 1924 ở Lai Châu. Dạng voọc đen này rất giống dạng voọc đen ghi nhận được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno, Lào (Timmins R.J. and Khamkhoun Khambouline, 1996; Pham Nhat, 1998). Loài này được phát hiện tại thung Ba Đậu và nếu đúng với loài do Osgood mô tả th́ sau hơn 73 năm Voọc đen tuyền (Trachypithecus francoisi ebenus) được ghi nhận lại trên thực địa ở vùng núi Phong Nha, tỉnh Quảng B́nh (17036' B, 106017' Đ).
Chào vao. Một mẫu lợn chào vao đă được quan sát vào ngày 20/10/1998 ở Phú Nhiêu (Thượng Hoá - Minh Hoá). Con vật c̣n non, nặng khoảng 10 kg, có bờm đen đậm từ gáy đến nửa sống lưng, và mặt ngoài của tứ chi đều có vệt đen. Mút đuôi đen. Nửa đầu đuôi ngoài trắng mờ, nửa đuôi trong (gốc) vàng nhạt. Mặt xám tro, có nhiều vệt đen nhạt. Má và cằm trắng mờ và có vệt đen h́nh chữ V.