6.3.3. Phân bố động vật theo
sinh cảnh
Chúng tôi tạm chia vùng Phong Nha - Kẻ Bàng ra 5 dạng sinh cảnh chính và kết quả nghiên cứu phân bố theo sinh cảnh của động vật nh ở Bảng 3.
a. Sinh cảnh rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới có diện tích lớn hàng thứ hai sau núi đá vôi và tập trung ở 3 khu vực chính Rào Thương- Hang Én, Cổ Khu và Cha Lo. Do rừng tốt nhiều nguồn thức ăn nên có tới 65,5% số loài phân bố, tập trung nhất là chim, thú và ḅ sát. Số loài ếch nhái ít. Gặp hầu hết các loài thú ăn thịt (hổ, báo hoa mai, beo lửa, gấu ngựa, gấu chó, các loài khỉ, vượn).
b. Sinh cảnh rừng thường xanh nhiệt đới núi thấp có diện tích nhỏ và rải rác, v́ vậy các loài phân bố ở đai nhiệt đới có thể di chuyển lên đây. Đă thống kê được 31% số loài phân bố ở kiểu sinh cảnh này, đứng hàng đầu vẫn là các loài chim (các loài trong họ Hồng hoàng thuộc bộ Sả, họ Cu xanh bộ Bồ câu, bộ Sẻ...), sau đến là thú và cuối cùng là ḅ sát. Không có loài ếch nhái nào.
c. Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi. Dạng sinh cảnh này có diện tích rộng nhất khu vực. Điểm đặc trưng của vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng là có nhiều thung lũng bằng và rộng xen giữa các dăy núi đá. Tại các thung lũng này rừng rất tốt, có cấu trúc nh rừng kín ẩm lá rộng thường xanh nhiệt đới. Rừng trên núi đá rất tốt, rất ít núi đá có cây hoặc núi đá trọc.
Tại sinh cảnh này có tới 64% tổng số loài phân bố. Chỉ có nhóm ếch nhái có tỉ lệ số loài nhỏ (23%), c̣n lại 3 nhóm thú, chim, ḅ sát có hơn một nửa số loài (>50%) sống ở kiểu sinh cảnh này. Khỉ voọc, gấu, các loài cầy ăn quả, sóc là những loài ưu thế ở kiểu rừng này.
d. Sinh cảnh ruộng nương làng bản. Tuy hoạt động con người diễn ra thường xuyên nhưng nơi đây có nguồn thức ăn đa dạng: nhiều cây ăn quả, nhiều loại cây và sản phẩm lương thực thực phẩm, nhiều loài côn trùng trên cây và trong đất nên có nhiều loài động vật đến kiếm ăn ở đây (chiếm 34,5% tổng số loài). Phổ biến là các loài chim thú nhỏ, các loài chim nhỏ ăn côn trùng, quả hạt và các loài ếch nhái sống trong ruộng hay các ao vũng nước.