6.1.6. Rừng thường xanh bị tác
động trên núi đất
Theo kết quả kiểm kê rừng 1990-1995, và các cuộc điều tra trong những năm 1991, 1996, 1997, 1998, loại rừng này được ghi nhân với diện tích 4.212 ha, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên VQG, phân bố ở mạn phía đông tiếp giáp với Ba Rền và trên một số đất bồi tụ bám trên hai ven mạn suối Rào Thương. Hiện trạng phổ biến của các quần hệ này thường là trạng thái rừng nghèo.
Trong tầng cây đứng, các loài gỗ có giá trị và thành thục hầu như đă bị chặt. Tầng tán lá thường bị đứt đoạn với các khoảng trống lớn. Thành phần giống, loài của các tầng rừng này cũng rất phức tạp, ít thấy có những ưu hợp với một số chủng loại dưới 3-4 loài. Loài ưu thế ở các lâm phần cũng rất khó khăn trong việc xác định. Thành phần mang tính chất tiêu biểu cho các trạng thái của quần hệ rừng này, nếu chỉ thống kê theo họ, con số cũng lên tới hàng chục. Tuy nhiên cũng có thể ghi nhận phức hệ dễ gặp ở đây bao gồm các loài dẻ, sồi, côm, cḥ nhai, lim xẹt, dâu da xoan, sồi tía, ràng ràng, vạng trứng, bời lời, trám, dung, thị rừng, cḥi ṃi, ba soi, ba bét, lá bạc, máu chó, ngát...
Độ tán che phổ biến là 0,5 - 0,6. Số cây trong lâm phần tập trung chủ yếu ở cỡ đường kính D < 30 cm. Rất hiếm thấy có những cây có kích thước D > 60-70 cm. Hạ mộc và thảm tươi phong phú, phân bố rải đều. Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng có mức độ tốt, xấu, không đồng đều, với thành phần chủ yếu là những loài ưa sáng, gỗ mềm.