6.1.5. Rừng thường xanh bị tác
động trên núi đá vôi
Có diện tích 1.6421 ha, chiếm 1,1% diện tích tự nhiên VQG, phân bố chủ yếu ở ven Đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quần cư phía bắc.
Kiểu quần thụ này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng nêu trên sau khi chịu tác động của con người với mức độ nhiều hoặc ít, trong thời gian lâu hoặc mau rất khác nhau. Kết quả quan sát và ghi nhận trên hiện trường đă cho thấy là hầu hết các điểm hiện có quần thụ kiểu này đều là những nơi có địa h́nh ít hiểm trở, dễ dàng vận chuyển lâm sản. Rừng bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau, từ cục bộ, phân tán như t́m trầm, thu hái cây thuốc, đặc sản có giá trị hàng hóa, săn bắt động vật, tới h́nh thức chặt hạ cây gỗ (trước hết là các loài gỗ quư hiếm, các cây có kích thước lớn) và khai thác song mây.
Rừng ở trạng thái ít bị tác động (rừng trung b́nh), có cấu trúc gần tương tự như kiểu rừng nguyên, chỉ khác chăng là tổ hợp của tầng rừng chính. ở trạng thái bị chặt mạnh hay đốt cháy, lớp cây gỗ trước gần như bị tiêu diệt hoàn toàn và được thay thế bằng các loài cây tiên phong gỗ mềm thường gặp sau nương rẫy như: ba soi, ba bét, thung, màng tang, hu bọ nẹt, chẩn, hèo đá, mậy tèo, ràng ràng xen lẫn cỏ Lào, cỏ tranh, tế guột và mua lông, ngấy, dây cẩm cang...
Dưới kiểu thảm này thường là loại đất feralit màu đỏ nâu, phong hoá từ đá vôi, có tầng đất khá dày, c̣n độ ph́ nên lớp cây cỏ có h́nh thái sinh trưởng tốt. Nếu có biện pháp quản lư, bảo vệ hiệu quả đối với đối tượng này, chắc chắn rừng sẽ phục hồi tốt.