6.1.3. Rừng kín thường xanh
nhiệt đới ẩm trên núi đất độ cao
dưới 800 m
Kiểu rừng này có diện tích rộng lớn trong khu vực (12.220 ha), chiếm 8,3% diện tích tự nhiên VQG, phân bố tập trung thành 3 khối lớn: một khối ở phía đông kéo dài từ mỏ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới tận Rào Thương. Một khối khác gần như bao trùm trọn vẹn giông núi Cổ Khu kéo sang chân núi Co Preu. Khối thứ ba phân bố ở vùng núi Mă Tác và Lèn Tinh phía bắc VQG
Đặc trưng nổi bật nhất của khu vực này là nền đá tạo đất tuy có sự khác nhau về chủng loại (phổ biến là cát kết, đá phiến và đá biến chất, đá magma axit). Mặt khác, các ḍng chảy mặt (khe, suối) cũng đă thấy xuất hiện ở đây. Sản phẩm phong hoá từ loại đá mẹ này thường là loại đất feralit đỏ vàng hoặc vàng nhạt, có tầng đất biến đổi từ nông đến sâu tuỳ theo lập địa.
Tại đây, phổ biến trong mọi trường hợp là các quần hệ thực vật thường xanh. Ngoài ra, thành phần cây rụng lá tiêu biểu cho hệ thực vật phía nam gồm có: dầu ke (Dipterocarpus kerri), sao mặt quỉ (Hopea mollissima), táu đá (Hopea sp.), cḥ nhai (Annogeissus acuminatus), sâng (Pometia pinnata), sổ (Dillenia sp.), bằng lăng (Lagerstroemia tomentosa).
Do đất tương đối sâu, dày, ẩm nên lớp thảm cây sinh trưởng khá tốt. Những cây gỗ có kích thước đáng kể (đường kính trên dưới 100 cm) cũng như các lâm phần có trữ lượng đạt mức 200-300 m3/ha không phải là hiếm thấy. Kiểu rừng này là một trong những nơi có hệ động vật và thực vật rừng phong phú nhất, có giá trị về kinh tế và nghiên cứu khoa học. Tại đây có thể gặp ḅ tót, nai, hoẵng, gấu, tê tê, cầy bay, chồn mực, các loài chim, đặc biệt là họ Gà.