5.1. Các biểu đồ phân biệt trầm tích hạt vụn sử dụng nguyên tố chính

Các biểu đồ phân biệt cát kết của Bhtia (1983)

Trên cơ sở tài liệu thực tế, Bhtia đã tiến hành so sánh giữa đặc điểm thành phần địa hoá của cát kết và các bối cảnh kiến tạo của các bồn trầm tích. Kết quả đã vạch ra các tiêu chuẩn phân biệt các trầm tích lục nguyên của 4 bối cảnh kiến tạo khác nhau: cung đảo đại dư­ơng, cung đảo lục địa, rìa lục địa tích cực và rìa lục địa thụ động. Khuynh hư­ớng biến đổi thành phần trầm tích phù hợp với sự tăng hàm lượng (Fe2O3+MgO), TiO2, Al2O3 và giảm K2O/Na2O, Al2O3/(CaO+Na2O) từ cát kết cung đảo đại dư­ơngđ cung đảo lục địađ rìa lục địa tích cựcđ rìa lục địa thụ động (H.3.3a-d).

Các biểu đồ hàm biệt số nhận biết cát kết

Bhtia (1983) đã đề nghị biểu đồ phân biệt dựa trên đồ thị hai chiều của các hàm biệt số của các nguyên tố chính. Các cát kết được lựa chọn để thể hiện 4 bối cảnh kiến tạo khác nhau đã được nêu trên so sánh với các trầm tích hiện đại (Hình 3.4). Khi sử dụng biểu đồ này, các mẫu giầu CaO (như­ đá carbonat) phải hiệu chỉnh hàm lượng carbonat. Tuy nhiên ở đây cần nêu rõ một số tác giả khi nghiên cứu cát kết ở một vài vùng cụ thể đã phát hiện biểu đồ này không phù hợp.

Hình 3.3. Các biểu đồ của M. P. Bhatia để phân định các đá lục nguyên theo các bối cảnh kiến tạo khác nhau. Các trường trên biểu đồ: A- cung đảo đại dương; B- cung đảo lục địa; C- rìa lục địa tích cực; D- rìa lục địa thụ động

 Hình 3.4. Biểu đồ biệt số nhận biết cát kết, được hình thành trong bối cảnh kiến tạo khác nhau (Bhatia, 1983). Các hàm số: F1 = -0,0447 SiO2 - 0,972 TiO2 + 0,008 Al2O3 - 0,267 Fe2O3 + 0,208 FeO - 3,082 MnO + 0,140 MgO + 0,195 CaO + 0,719 Na2O - 0,032 K2O + 7,510 P2O5 + 0,303; F2 = -0,421 SiO2 + 1,988 TiO2 - 0,526 Al2O3 - 0,551 Fe2O3 - 1,610 FeO + 2,720 MnO + 0,881 MgO - 0,907 CaO - 0,177 Na2O - 1,840 K2O +7,244 P2O5 + 43,570

Biểu đồ K2O/Na2O – SiO2 phân biệt cát kết - sét kết

Roser và Korsch (1986), trên cơ sở nghiên cứu thành phần hoá học các trầm tích cổ mà khung cảnh kiến tạo đã biết, vạch ra ba trường có bối cảnh kiến tạo khác nhau: rìa lục địa thụ động (PM), rìa lục địa tích cực (ACM) và cung đảo đại d­ương (ARC) (Hình 3.5). Sau đó các trư­ờng này được kiểm nghiệm bằng các trầm tích hiện đại với khung cảnh địa chất đã biết. Cần chú ý các phân tích hoá được tính theo thành phần khô.

 

 

 

Hình 3.5. Biểu đồ log(K2O/Na2O) - SiO2 của Roser và Korsch (1986) để phân biệt cát - sét kết

Biểu đồ hàm biệt số nhận biết nguồn gốc các đá cát kết – sét kết

Biểu đồ hàm biệt số đã được Roser và Korsch (1988) đề nghị để nghiên cứu các trầm tích mà sản phẩm của chúng là nguồn magma mafic, trung tính, felsic và trầm tích giàu thạch anh.

 Biểu đồ (Hình 3.6a) có hai hàm biệt số dựa trên các oxid Ti, Al, Fe, Mg, Ca, Na và K, phân biệt có hiệu quả nhất giữa 4 nguồn đá. Biểu đồ (Hình 3.6b) được xây dựng dựa trên hàm biệt số của các tỉ lệ của TiO2, Fe2O3t, MgO, Na2O và K2O tất cả đều so với Al2O3. Việc sử dụng các tỉ lệ của các oxid đã tháo gỡ được vấn đề các hợp phần CaO và SiO2 có nguồn sinh học.

Hình 3.6. Các biểu đồ hàm biệt số nhận biết nguồn của các trầm tích cát - sét kết (theo Roser và Korsch, 1988).

Các hàm biệt số: F1 = -1,773 TiO2 + 0,607 Al2O3 + 0,76 Fe2O3t - 1,5 MgO + 0,616 CaO + 0,509 Na2O - 1,224 K2O - 9,09;  F2 = +0,445 TiO2 + 0,07 Al2O3 - 0,25 Fe2O3t - 1,142 MgO + 0,438 CaO + 1,475 Na2O + 1,426 K2O - 6,861; F*1 = +30,638 TiO2/ Al2O3 - 12,541 Fe2O3t/Al2O3 +7,329 MgO/Al2O3 + 12,031 Na2O/Al2O3 + 35,402 K2O/Al2O3 - 6,382; F*2 = +56,500 TiO2/Al2O3 - 10,879 Fe2O3t/Al2O3 + 30,875 MgO/Al2O3 - 5,404 Na2O/Al2O3 + 11,112 K2O/ Al2O3 - 3,89