4. Các biểu đồ phân loại đá
trầm tích
Biểu đồ phân loại cát kết của Petijon
Hình
3.1: (a) Biểu đồ phân loại cát kết của Pettijhon F. và nnk. (1972);
(b) biểu đồ phân loại các trầm tích lục nguyên của Herron M. (1988)
Pettijohn F. J., Potter P. E. và Siever R. (1972) đề
nghị dùng biểu đồ có toạ độ log(Na2O/K2O) – log(SiO2/Al2O3)
(Hình 3.1a) để phân loại các cát và cát kết. Tỉ số SiO2/Al2O3
phản ánh sự phong phú của thạch anh, các khoáng vật sét và lượng felspat; còn
tỉ lệ Na2O/K2O phản ánh trong đá có mặt chủ yếu
plagioclas natri hay các khoáng vật tạo đá chứa kali (felspat kali và mica).
Các trầm tích càng được vận chuyển đi xa (lắng đọng xa nguồn) thì có khuynh hướng
ngày càng giàu thạch anh hơn, tạo nên cát kết trưởng thành. Cát kết chưa trưởng
thành có tỉ lệ SiO2/Al2O3 thấp hơn so với cát
kết trưởng thành. Trên cơ sở tỉ lệ Na2O/K2O, cát kết chưa
trưởng thành giàu kiềm được chia ra 2 nhóm: arkoz và arenit.
Biểu đồ phân loại các trầm
tích lục nguyên của Herron
Herron M. M. (1988) đã biến
tấu biểu đồ của Petijon,... bằng cách sử dụng log(Fe2O3/K2O)
thay cho log(Na2O/K2O). Biểu đồ này (Hình 3.1b) cho phép
phân loại arkoz đầy đủ hơn và đánh giá mức độ bảo tồn các khoáng vật
sắt-magnesi kém bền vững trong quá trình phong hoá. Khác với biểu đồ Pettijhon,
trên biểu đồ của Herron còn thể hiện thêm đá phiến sét có tỉ lệ SiO2/Al2O3
rất thấp.
Biểu đồ phân định cát kết và đá sét của Yudovich
Yudovich Ia. E. (1981) đã đề
nghị biểu đồ với toạ độ TM (modul titan) – TiO2 để phân chia chi
tiết cát kết và đá sét. Ưu thế của biểu đồ là sử dụng các nguyên tố bền vững
trong quá trình thành đá cũng như trong biến chất khu vực, nhờ đó nó có thể
được sử dụng cho cả các đá trầm tích bị biến chất.
Trên biểu đồ, Yudovich phân
ra các trường (Hình 3.2a): a) grauwack và tuf thành phần bazơ, đặc trưng hàm
lượng titan cao đồng thời modul titan cao nhất; b) arkoz, có lượng TiO2
và TM thấp nhất và c) cát kết thạch anh, đặc trưng hàm lượng TiO2
khá thấp và modul titan có phần hơi cao hơn so với arkoz, đồng thời trường
phân bố lệch ra khỏi khuynh hướng tiến hoá chung grauwackđ arkos. Điều này có
liên quan tới quá trình tách nhôm và titan xảy ra khi phong hoá hoá học.
Hình 3.2. Các biểu đồ TM-TiO2
của Yudovich Ia (1981): (a) - để phân chia cát kết; (b) - để phân chia các trầm
tích sét: 1- kaolin; 2- chủ yếu hydromica; 3- chủ yếu montmorilonit
Đáng chú ý trên biểu đồ TM-TiO2 (Hình
3.2b) còn phân chia các trầm tích sét phân tán mịn theo thành phần khoáng vật với
các trường: a) kaolinit, đặc trưng có hàm lượng titan và cả modul titan cao
nhất, trường hợp sét kaolinit có trị số modul titan thấp chứng tỏ chúng là sản
phẩm sự rửa lũa axit của các tro núi lửa thành phần felsic; b) chủ yếu
hydromica và hydromica-chlorit, và c) chủ yếu montmorilonit, đặc trưng cả hai
thông số phân loại nhỏ nhất.