2. Phương
pháp tính chuyển thành phần khoáng vật
Có nhiều phương pháp tính
chuyển từ thành phần hoá học các đá trầm tích sang thành phần khoáng vật. Ở đây
chúng tôi trình bày một phương pháp nghiên cứu tổng thể các loại đá trầm tích
có thành phần khác nhau: phương pháp tính thành phần định lượng - khoáng vật có
sử dụng các phân tích rơnghen và nhiệt - phương pháp của Imbrie-Poldervaart
Cơ sở phương pháp
Imbrie I. và Poldervaart A.
(1959) đề nghị phương pháp tính toán thành phần định lượng - khoáng vật có sử
dụng các phân tích rơnghen và nhiệt. Nghiên cứu bắt đầu từ nghiên cứu thạch học
đá, kèm theo sử dụng các phương pháp chính xác để xác định thành phần khoáng
vật của các phần nhỏ mịn. Sau đó tiến hành phân bố các oxid theo các khoáng vật
phù hợp với thành phần lí tưởng của chúng.
Thứ tự tính toán
1) Chuyển khối lượng (%) các
oxid thành số phân tử, bằng cách chia cho khối lượng phân tử của các oxid. Để
đơn giản tính toán, một loạt số lượng phân tử được kí hiệu bằng các chữ cái;
2)
Tính
khối lượng của thạch cao (Gb), pyrit (Py), apatit (Ap), albit (Ab) bằng cách
nhân số phân tử SO3 (A), S (D), P2O5 (B), Na2O
(T) khối lượng của khoáng vật theo công thức: Gb= 172,18A; Py = 119,9D; Ap =
310,19B; Ab = 524,30T. Khối lượng của TiO2 chuyển thành Ru (rutil);
3)
Tính
khối lượng của carbonat. Muốn vậy, từ số phân tử CO2 tính số CaO còn
lại sau khi thành tạo thạch cao và apatit (CaO–A–3B). Tiếp theo xác định đại
lượng E là lượng CO2 được tính thành Dol (dolomit) sau khi tạo Clc
(calcit). Tiếp đến tính lượng Dol bằng cách lấy số lượng CaO còn lại sau khi
tạo Clc hợp nhất với lượng tương đương MgO. Lượng dư thừa MgO được chỉ bằng
chữ F và sẽ được sử dụng trong bước tiếp theo;
Nếu F < 0, thay cho Dol
tính CaOFeO.2CO2. Muốn vậy hàm lượng MgO (X) được tính toán từ đại
lượng E. Đại lượng có được Y= (E – X) đem nhân với 215,95 để tạo ra
fero-dolomit.
4) Tính đại lượng phụ trợ G (số
Fe2O3 còn lại sau khi tạo Py), G = Fe2O3-D/2
và K (số Al2O3 còn lại sau khi tạo Ab) = Al2O3-T.
Tiếp đến tính khối lượng của Illit (Ill): 2K2O3MgO(Al2O3Fe2O3)8.
24SiO212H2O; Sericit (Srt): K2O3Al2O36SiO22H2O;
Hematit (Hm): Fe2O3; Chlorit (Chl): 4MgO.2Al2O3.2SiO2.4H2O,
Montmorilonit (Mnt): (Al2O3,Fe2O3)2.8SiO2.2H2O.
Ở đây có thể có mấy trường hợp xảy ra.
5) Nếu 3K2O/2F Ê
1, MgO và K2O được tính thành Ill. Lượng MgO còn lại đem chia cho 3
tạo thành đại lượng phụ trợ L, lấy L nhân với 2840,46 để tạo thành Ill. Lượng K2O
còn lại được tính ra Srt. Từ đại lượng H (số phân tử K2O) trừ di 2L,
số còn lại đem nhân với 796.48 để tạo thành Srt (sericit)
5a. Nếu 8L–K > 0, tính illit
và hematit. Hm = 159,70 (G–Q); Q = 8L–K.
5b. Nếu 8L–K < 0, tính
montmorilonit Mnt (Al2O3, Fe2O3)28SiO2+2H2O.
Muốn thế phải tính các đại lượng phụ trợ V = G–L, đồng thời tính lượng Fe2O3
còn lại sau khi tạo ill và K = 3M–7L (là lượng Al2O3 còn
lại sau khi tham gia vào ill). Tổng các đại lượng này là U và U/2 = Z. Mnt =
720,44Z + 115,48V/U.
6) Nếu (3H/2F) < 1 và G-D
> 0, lượng MgO còn lại được tính dưới dạng chl : 4MgO2Al2O32SiO24H2O.
Nhằm mục đích đó phải tính đại lượng N= K2O/2. Lượng K2O
được tính chuyển ra ill. Số lượng chlorit bằng 2480,46 N hoặc 557,40 (1/4F –
0,75N).
Khi tính toán tiếp có hai
trường hợp:
6a. Nếu 8N–K > 0, sẽ tính
Ill và Hm. Muốn thế xác định đại lượng D= 8N–K. Số lượng illit được xác định
theo công thức ill = D(8N´461,92+2782,72), số lượng hematit Hm = 159,70(G - D).
6b. Nếu 8N – K < 0 lượng K2O
và Al2O3 còn lại được phân bố để tạo Mnt, tương tự như
chúng ta đã làm ở điểm 5b. Tính lượng Al2O3 còn lại sau
khi thành tạo Ab, Ill, Chl: Al2O3 – T – 7N – 2P, và lượng
Fe2O3 còn lại sau khi tạo Py, Ill: V = Fe2O3
–D/2 – N. Tổng các đại lượng này là U và U/2 = R.
Số lượng montmorilonit (Mnt)
= R(115,48V/U + 720,44).
7) Nếu 3H/2F < 1 và G - D
> 0 phải tính sericit, Fe-sericit, montmorilonit và chlorit: Srt = 796,48(H
– G), SrtFe = 854/22G, Mnt = 720,44[K–2G–3(H–G) –2P]/2 và Chl =
557,40F/4.
8) Lượng SiO2 dư
thừa được tính dưới dạng thạch anh tự do. Công thức tính toán phụ thuộc vào
khoáng vật nào đã được tính trước. Tương ứng với các tính chuyển mô tả ở trên
chia ra 3 trường hợp:
với trường hợp 5: Q = 60,06(W –6T – 24L – 6M
– 8Z);
với trường hợp 6: Q = 60,06(W – 6T –24N –2P
– 8R);
với trường hợp 7: Q =
60,06{W-6G-6(H-G)-2F/4-8[K-2G-3(H-G)-2P]/2}
9) Lượng H2O+
trong phân tích hoá được phân bổ giữa các khoáng vật:
với trường hợp 5: H2O+
= 18,02(L+Z);
với trường hợp 6: H2O+ =
18,02(N+R);
với trường hợp 7: H2O+ =18,02{[2A+2G+2(H-G)+2F/4]+4[K-2G-3(H-G)-2]}/2
Ví dụ tính toán. Trên cơ sở thành phần hoá
học của đá chúng ta xác định hàm lượng theo khối lượng, số phân tử và kí hiệu
(Bảng 3.1).
Kết quả nghiên cứu thạch
học, phân tích nhiệt và rơnghen cấu trúc trong đá bao gồm những khoáng vât:
apatit, calcit, thạch anh, hematit, pyrit, ankerit, albit, dolomit, illit,
montmorilonit, sericit, chlorit, kaolinit.
Phần trăm khối lượng của Gb
= 0,0009 ´ 172,18 = 0,15%; Py = 0,007 ´ 119,97 = 0,84%; Ap = 0,0001 ´ 310,19 =
0,03%; Ab = 0,008 ´ 524,30 = 4,39%; Ru = 0,81%.
Bảng 3.1
|
Hàm
lượng, % |
Số
lượng phân tử |
Kí
hiệu |
SiO2 |
41,91 |
0,698 |
W |
TiO2 |
0,81 |
- |
- |
Al2O3 |
11,10 |
0,109 |
- |
Fe2O3 |
2,99 |
0,019 |
- |
MgO |
1,52 |
0,037 |
X |
CaO |
18,41 |
0,328 |
- |
Na2O |
0,52 |
0,008 |
T |
K2O |
1,85 |
0,019 |
H |
CO2 |
14,70 |
0,334 |
- |
SO3 |
0,07 |
0,0009 |
A |
S |
0,45 |
0,007 |
D |
P2O5 |
0,01 |
0,0001 |
B |
Để tính carbonat, ta tìm đại
lượng E = CO2-(CaO-A-3B) = 0,334-(0,328 - 0,0009 – 0,0003) = 0,007.
Hàm lượng của Clc =
100,09(CaO-A-3B-E) = 32,07%; hàm lượng Dol = 184,42E = 1,26.
Chúng ta tìm đại lượng F = X–E,
lượng MgO còn lại sau khi tạo Dol, F = 0,037 – 0,007 = 0,03.
Tìm đại lượng 3H/2F = 0,95.
Vì đại lượng này nhỏ hơn 1, tính toán tiếp theo điểm 6: N = K2O/2 =
0,0095
Hàm lượng: Ill = N2840,46 =
26,98; Chl = F/4–0,75N = 0,000375+57,40 = 0,21. F/4 – 0,75N = P.
Vì 8N–K = 0,076 – 0,101 =
-0,025 < 0, tính lượng Mnt. Muốn thế tìm đại lượng V và U. Giá trị G = Fe2O3–D/2
= 0,019 – 0,0035 = 0,0155; K –7N – 2P = 0,034125; V = G–1N = 0,0155 – 0,0095 =
0,0060; U = 0,006 + 0,0034 = 0,04; U/2 = R = 0,02.
Hàm lượng montmorilonit:
Mnt = 0,02 ´ 115,48 ´ 0,006/0,04 + 720,44 =
14,75.
Tính lượng thạch anh: Q=
60,06(W–6T–24N–2P–8R) = 15,68
Như vậy thành phần khoáng vật của đá phiến sét như
sau (%): gibsit: 0,15; pyrit: 0,84; apatit: 0,03; albit: 4,39; rutil: 0,81;
calcit: 32,07; dolomit: 1,26; illit: 26,98; chlorit: 0,21; montmorilonit:
14,75; thạch anh: 15,68.