2. Sử dụng tài liệu địa hoá trong nghiên cứu đá magma
Trong nghiên cứu đá magma, sử dụng các nguyên tố
chính và nguyên tố vết để giải quyết 3 nhiệm vụ: 1) Phân loại đá magma;
2) Nghiên cứu quy luật tiến hoá magma và 3) Xác định bối cảnh địa động hình thành
magma.
2.1. Phân loại các đá magma
Có nhiều cách để phân loại các đá magma, nhưng chủ
yếu dựa trên:
- Thành phần khoáng vật của đá (thạch học),
- Thành phần hoá học.
Phân loại theo thạch học được trình bày trong các
giáo trình thạch học. Các bạn có thể tự tìm hiểu.
2.1.1. Phân loại chung các
đá magma.
a) Biểu đồ (Na2O+K2O) -
SiO2 (còn gọi là biểu đồ TAS) của Le Maitre (1989) (Hình
2.2), được xây dựng trên cơ sở 24.000 đá núi lửa tươi hoặc ít biến đổi (vì khi
biến đổi tổng lượng kiềm thay đổi khá nhiều). Cần chú ý số liệu thạch hoá khi
đưa lên biểu đồ TAS cần tính ra 100% sau khi loại bỏ hàm lượng nước và khí CO2.
Trên biểu đồ này chỉ ra các trường đá núi lửa khác nhau với các tên đá được
thừa nhận phổ biến. Tuy vậy, một số trường, nếu không có các thông số bổ sung
thì không thể định danh được tên đá. Ví dụ, trường bazanit và tefrit hoặc
trachyt và trachydacit
b) Biểu đồ (Na2O+K2O)-SiO2
của Cox và nnk (1979), Wilson (1989) (Hình 2.3) dùng cho đá xâm nhập. Biểu đồ này
có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì các biểu đồ khác không thể bao hàm toàn bộ
các đá xâm nhập.
Hình 2.3. Biểu
đồ (Na2O+K2O) - SiO2 của Cox và nnk. (1979),
được Wilson bổ sung (1989) dành cho các đá xâm nhập. Đường cong đậm nét phân chia
các đá kiềm ở trên và á kiềm ở dưới.
So sánh hai biểu đồ trên cho thấy ranh giới các trường
đá xâm nhập và các đá núi lửa tương ứng không trùng nhau.
c) Biểu đồ SiO2-MgO (Malyuk
B.I., Sivoronov A.A., 1984) (Hình 2.4) dùng để phân chia các đá núi lửa. Đáng
chú ý trên biểu đồ này định rõ hai trường komatit siêu mafic và komatit mafic
cũng như các trường meimechit và boninit bên cạnh những đá núi lửa bình
thường khác.
d) Phân loại các đá magma trên cơ sở sử dụng cation
* Biểu đồ R1-R2 của De
la Roche ... (1980) dùng để phân loại các đá núi lửa (Hình 2.5a)
và xâm nhập (Hình 2.5b) trên cơ sở tỉ lệ cation (được tính ra milication). Trên
biểu đồ hai biến số:
R1 = 4Si-11(Na+K)-2(Fe+Ti) là hoành độ và R2 =
6Ca+ 2Mg+Al là tung độ. Chú ý ở đây
Fe là tổng lượng sắt
Hướng dẫn cách tính chuyển từ % trọng lượng
các oxid sang millication xin xem ví dụ ở Bảng 2.1
Sơ đồ phân loại của De la Roche có nhiều ưu thế:
·
Toàn
bộ các nguyên tố chính của đá đều được sử
dụng để phân loại;
·
Sơ đồ chung để áp dụng cho tất cả các kiểu đá
magma;
·
Thành phần khoáng vật cũng có thể biểu diễn
trên biểu đồ cho phép so sánh một cách rõ ràng giữa tài liệu khoáng vật và hoá học;
·
Mức độ bão hoà silic và thay đổi thành phần
felspat có thể được thể hiện trên biểu đồ này.
Bảng 2.1. Cách tính chuyển % trọng lượng oxid sang
millication
Oxid |
Trọng lượng oxid (%) |
Trọng lượng mol |
Số cation |
Tỉ lệ cation |
Millication |
SiO2 |
62,25 |
60,09 |
1,00 |
1,03594 |
1035,94 |
TiO2 |
0,80 |
79,90 |
1,00 |
0,01001 |
10,01 |
Al2O3 |
16,90 |
101,96 |
2,00 |
0,33150 |
331,50 |
Fe2O3 |
1,55 |
159,69 |
2,00 |
0,01941 |
19,41 |
FeO |
3,69 |
71,85 |
1,00 |
0,05136 |
51,36 |
MnO |
0,08 |
70,94 |
1,00 |
0,01007 |
10,07 |
MgO |
2,67 |
40,30 |
1,00 |
0,06625 |
66,25 |
CaO |
4,70 |
56,08 |
1,00 |
0,08381 |
83,81 |
Na2O |
3,02 |
61,98 |
2,00 |
0,09745 |
97,45 |
K2O |
2,66 |
94,20 |
2,00 |
0,05648 |
56,48 |
P2O5 |
0,25 |
141,95 |
2,00 |
0,00352 |
|
R1= 4Si – 11(Na
+K) – 2(Fe + Ti) = 2288,79 và R2= 6Ca + 2Mg + Al = 966,86
Hình 2.5.
Biểu đồ phân loai các đá núi lửa (a) và xâm nhập (b)
dựa trên thông số R1 và R2 (Roche và nnk., 1980) được tính theo millication.
R1 = 4Si - 11(Na+K) - 2(Fe+Ti); R2 = 6Ca + 2Mg + Al
*Biểu đồ cation của Jensen (1976). Biểu đồ này dùng để phân
loại các đá núi lửa á kiềm và đặc biệt có ích cho komatit. Nó dựa trên tỉ
lệ của các cation (Fe2++Fe3++Ti), Al và Mg được tính cho
100% và thể hiện trên biểu đồ tam giác. Các nguyên tố được lựa chọn cho biểu đồ
nhìn chung bền vững khi bị biến chất. Do đó nó có thể sử dụng tốt cho các đá
núi lửa bị biến chất trao đổi kiềm đây là một thế mạnh của biểu đồ. Biểu đồ
nguyên bản của Jensen (1976) đã được Jensen và Pyke (1982) hiệu chỉnh đôi chút
bằng cách dịch chuyển ranh giới trường bazan-komatit / komatit về phía giá trị
Mg thấp hơn. Hình 2.6 là phiên bản cuối cùng kể trên.
Hình
2.6. Biểu đồ của Jensen (1976) có hiệu chỉnh của Jensen, Pyke (1982) và
Rickwood (1989) để phân loại các đá núi lửa á kiềm, trong đó có komatit
e) Đối với các đá núi lửa bị biến chất hoặc bị biến
đổi mạnh mẽ, J. A. Winchester và P. A. Floyd (1976) đề xướng các biểu đồ dùng
các nguyên tố không linh động, như SiO2-Zr/TiO2 (Hình
2.7a), SiO2-Nb/Y (Hình 2.7b) và Zr/TiO2-Nb/Y (Hình
2.7c).
g) Phân loại đá trên cơ sở tài liệu khoáng vật chuẩn
mức
* Phương pháp CIPW
được đề nghị từ năm 1903 và các chữ đầu tiên họ của các tác giả Cross, Iddings,
Pirson và Wasington phản ánh trong tên gọi tắt của nó. Thành phần
khoáng vật của đá được tính chuyển ra các khoáng vật chuẩn mức mà có thể không
tồn tại thật trong đá. Do đó khi tính toán phải thừa nhận một số giả thiết, ví
dụ magma không có nước, và vì thế các khoáng vật như biotit và horblend không
được tính. Các khoáng vật chuẩn mức hoàn toàn dựa trên công thức hoá học, nên
tính toán thành phần khoáng vật chuẩn mức có thể tiến hành cho các đá magma bị
biến chất.
Thủ tục và thứ tự tính toán chuẩn mức được trình bày
trong nhiều sách giáo khoa, hơn nữa ngày nay, tính toán theo phương pháp CIPW
được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng trên máy tính với các phần mềm xử lí các số
liệu thạch địa hoá thông dụng (IgPetwin, MinPet, Newpet,...). Vì thế ở đây
chúng tôi không trình bày.
Trên cơ sở thành phần khoáng vật chuẩn mức CIPW, một
số nhà thạch luận đã đề nghị phân loại các nhóm đá magma cụ thể, như phân loại
bazan bằng biểu đồ Ne-Di-Ol-Hy-Q của Thomson R.N., phân loại granitoid trên
biểu đồ Ab-An-Or của O’Connor sẽ được trình bày cụ thể sau.
* Phương pháp Ritman được đề nghị vào
năm 1973 và là thử nghiệm xác lập mối liên quan giữa thành phần hoá học và
khoáng vật của các đá magma. Như trên đã nêu, giữa thành phần chuẩn mức theo
CIPW và thành phần thực có mặt trong đá không có sự tương ứng. Phương pháp
tính chuyển các phân tích hoá học sang “các chuẩn của Ritman” cho phép
tính thành phần khoáng vật của đá do kết tinh hoàn toàn của magma trong các
điều kiện núi lửa hoặc xâm nhập với sự xuất hiện của các tướng “khô” (được
thành tạo khi nhiệt độ tương đối cao và áp suất của nước thấp) hoặc tướng “ướt”
(được thành tạo khi nhiệt độ thấp và áp suất cao của nước) của các đá núi lửa
và xâm nhập. Khác với chuẩn mức CIPW chỉ dựa trên hợp chất hoá học đơn giản
(công thức thành phần khoáng vật lí thuyết), phương pháp Ritman mang tính thực
nghiệm, sử dụng thành phần trung bình của các tổ hợp khoáng vật bền vững trong
các đá.
Kết quả tính chuyển sẽ cho ra một tổ hợp khoáng vật
bền vững của các tướng khác nhau và gần gũi với thành phần thật của đá. Thông
qua biểu đồ hai tam giác Q–A–P–F của Streckeisen A. để xác định tên đá theo hệ
thống tên gọi mà Ritman đề nghị.
2.1.2. Phân loại các đá thành phần siêu bazơ
a) Biểu đồ A-S (Dmitriev L.,
Uhanov A., Sharaxkin A., 1972) dùng tất cả các nguyên tố chính để phân chia các đá
siêu mafic (kể cả đá xâm nhập lẫn đá núi lửa). Đại lượng S = SiO2-
(MgO+Fe2O3+FeO+TiO2+MnO) được đưa lên trục
hoành, còn đại lượng A = (Al2O3+CaO+Na2O+K2O)
thể hiện trên trục tung (Hình 2.8). Ngoài ra trên biểu đồ còn cho phép thể hiện
thành phần của các khoáng vật tạo đá tiêu hình. Điều này giúp ích trong việc
tìm hiểu thành phần khoáng vật của các đá nghiên cứu bị biến đổi, vẫn thường
gặp trong các thành tạo đá siêu mafic.
b)
Các biểu đồ phân biệt các đá siêu mafic và mafic của Hallberg (1985) dùng các nguyên tố
trơ (không linh động): biểu đồ Cr-TiO2 (Hình 2.9a); Ni-Cr (Hình
2.9b). Những biểu đồ này rất có ích để nhận biết các đá bazan cao-Mg, komatit
và bazan tholeit.
Các đá núi lửa cao-Mg và picrit được IUGS (Phân ban hệ thống
hoá các đá magma Quốc tế) do Le Bas M.J. làm chủ tịch (2000) đã chỉnh lí và
phân loại lại. Tiêu chuẩn chính cho cả hai loại đá cao Mg và picrit là MgO >
18% trọng lượng trong phân loại năm 1989 (Le Maitre and others, 1989) được hiệu
chỉnh lại như sau: MgO > 18% chỉ áp dụng cho komatit và meimechit, và MgO
tối thiểu đối với picrit hạ xuống 12% (Hình 2.10). Do đó khiến thuật ngữ picrit
được xác định thích hợp hơn cho cách dùng hiện hành. Giới hạn trên của SiO2
cho các đá này được giảm từ 53 xuống 52% trọng lượng, và vì lẽ đó giới hạn dưới
của boninit cũng giảm từ 53 xuống 52% (Hình 2.11a). Tổng lượng kiềm đối với các
đá komatit và meimechit được tăng từ 1 lên 2%, và picrit tăng từ 2 lên 3% (Hình
2.11b).
Hình 2.9. Biểu đồ Cr-TiO2
(a) và Ni-Cr (b) của Hallberg (1985) phân chia các đá: CK- komatit tích đọng
(cumulative komattites); K- komatit; LMS- thể vỉa (sills) thấp Mg; HMB- bazan
cao Mg và T- bazan tholeit
2.1.3. Phân loại các đá
thành phần bazơ
Để phân loại các đá thành
phần bazơ, dùng các biểu đồ chung phân loại các đá magma và thường phân ra các seri
có đặc điểm thạch địa hoá riêng, nhất là các đá núi lửa.
Các đá
núi lửa seri tholeit đặc trưng chủ yếu là bazan, nhưng cũng có cả andesit và axit hơn.
Seri này có đặc điểm:
- Các đá bão hoà silic;
- Trong thành
phần luôn có hypersthen (khoáng vật chuẩn mức);
Hình 2.10. Biểu đồ (Na2O+K2O)
- MgO của Le Bas M.J. (2000) phân loại các đá núi lửa cao Mg: picrobazan,
picrit, komatit và meimechit
a) Bazan giữa đại dương của các phức hệ ophiolit
(thường gọi là bazan nguyên thuỷ) có đặc điểm:
- Hàm lượng K2O thấp (0,1 ¸ 0,5%);
- Các nguyên tố litophil ion lớn có hàm lượng thấp;
- Hàm lượng các nguyên tố nhóm sắt cao (xem Bảng
2.2).
b) Bazan tholeit nội mảng so với bazan nguyên thuỷ
có:
- Hàm lượng cao các nguyên tố litophil và lantanoid nhẹ
(2 ¸ 3 lần cao hơn);
- Trong số các bazan nội
mảng lại phân ra các bazan đảo đại dương, rift lục địa và trap. Bazan lục địa
khác với đại dương cũng có hàm lượng các nguyên tố lithophil và lantanoid nhẹ cao hơn (Bảng 2.2).
- Bazan seri tholeit phân bố ở sống núi giữa đại dương
(bazan nguyên thuỷ), trên đáy đại dương, trong ophiolit cổ, ở phần trước của
cung đảo, ở rift lục địa và nội mảng.
Hình 2.11. Biểu đồ (Na2O+K2O)
- SiO2 phân loại và gọi tên các đá núi lửa
cao Mg: komatit và meimechit (a) và picrit (b), theo
Le Bas M.J. (2000)
c) Bazan tholeit phần trước của các cung đảo khác
với các kiểu bazan kể trên là hàm lượng các nguyên tố nhóm sắt và phần lớn các
nguyên tố lithophil cực kỳ thấp. Có thể xem hàm lượng thấp của các nguyên tố
nhóm sắt là dấu hiệu nổi trội của nhóm đá này, gặp không chỉ ở các cung đảo
hiện đại, mà còn ở các bazan của các đới ophiolit. Vì thế có người gọi
nó là bazan tholeit thấp crom-nickel.
Các đá núi lửa seri kiềm vôi phổ biến rộng ở cung đảo,
rìa lục địa tích cực của các kiểu Andes và California và các tương đồng cổ của
chúng. Các đá của seri này chủ yếu là andesit và andesitobazan (có cả bazan và
ryolit) đặc trưng:
- Khoáng vật tiêu hình của các đá seri này gồm có
pyroxen, horblend và plagioclas;
Trong andesit rìa lục địa tích
cực (so với cung đảo) thường gặp ban tinh horblend, xuất hiện felspat kali và
thạch anh; chúng thường cao kali hơn, trong khi đó trong đá núi lửa cung đảo
chủ yếu là natri.
- Về thạch hoá, đặc
trưng cao nhôm (Al2O3 đến 16¸18%), chưa bão hoà sắt (f = 0,8÷1,6), so với
tholeit thì tổng lượng kiềm cao hơn;
- Trong andesit và
andesitobazan thuộc rìa lục địa tích cực, tất cả các nguyên tố lithophil (ngoại
trừ lantanoid nặng), crom và nickel có hàm lượng cao.
Bảng 2.2. Thành
phần các đá núi lửa bazơ - trung tính thuộc các seri (%) (theo Skliarov E.V.,
2001)
|
Seri tholeit |
Seri kiềm-vôi |
Seri bazan |
Seri latit |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
|
SiO2 |
50,14 |
48,81 |
51,57 |
49,45 |
59,50 |
57,20 |
47,56 |
53,74 |
58,20 |
59,27 |
TiO2 |
1,40 |
1,65 |
0,80 |
2,42 |
0,70 |
0,90 |
2,71 |
1,05 |
1,20 |
0,56 |
Al2O3 |
15,65 |
15,14 |
15,91 |
13,40 |
17,20 |
16,80 |
14,07 |
15,84 |
15,30 |
15,90 |
FeO
t |
9,84 |
11,30 |
9,52 |
9,41 |
6,10 |
6,70 |
11,90 |
7,79 |
6,80 |
5,20 |
MgO |
7,87 |
7,80 |
6,73 |
9,19 |
3,42 |
4,20 |
7,31 |
6,36 |
3,10 |
5,45 |
CaO |
11,66 |
11,89 |
11,74 |
11,48 |
7,03 |
6,70 |
9,71 |
7,90 |
5,20 |
5,90 |
Na2O |
2,61 |
2,16 |
2,41 |
3,00 |
3,68 |
3,80 |
3,44 |
2,38 |
4,00 |
2,67 |
K2O |
0,17 |
0,19 |
0,44 |
0,24 |
1,60 |
2,10 |
1,30 |
2,57 |
3,10 |
2,68 |
Rb |
1,5 |
2,9 |
5,0 |
2,9 |
31 |
56 |
26 |
75 |
80 |
100 |
Ba |
22 |
60 |
75 |
- |
270 |
643 |
380 |
1000 |
1575 |
850 |
Sr |
129 |
90 |
200 |
- |
385 |
600 |
580 |
700 |
1190 |
850 |
Zr |
95 |
99 |
70 |
139 |
110 |
225 |
295 |
50 |
330 |
150 |
Hf |
- |
4,9 |
1,0 |
2 |
2,3 |
4,9 |
- |
- |
5,5 |
3,2 |
La |
3,5 |
6,3 |
1,1 |
- |
11,9 |
35 |
34 |
14 |
74 |
18 |
Ce |
11,1 |
17,2 |
2,6 |
- |
24 |
58 |
92 |
28 |
136 |
35 |
Yb |
3,3 |
3,6 |
1.4 |
- |
1,9 |
1,9 |
2,7 |
2,1 |
2,7 |
1,2 |
Y |
33 |
22 |
- |
20 |
21 |
20 |
31 |
- |
29 |
- |
Cr |
302 |
224 |
50 |
623 |
56 |
100 |
200 |
30 |
93 |
- |
Ni |
113 |
104 |
30 |
153 |
18 |
38 |
127 |
20 |
55 |
7,2 |
Co |
41 |
45 |
30 |
42 |
25 |
20 |
48 |
32 |
19 |
11,2 |
V |
312 |
314 |
270 |
243 |
175 |
131 |
- |
- |
- |
- |
K/Rb |
940 |
544 |
731 |
687 |
428 |
322 |
415 |
284 |
320 |
222 |
Rb/Sr |
0.01 |
0,06 |
0,01 |
- |
0,08 |
0,09 |
0,04 |
0,10 |
0,07 |
0,12 |
Ni/Co |
2.7 |
2,3 |
1,0 |
3,6 |
0,7 |
1,9 |
2,6 |
0,6 |
2,9 |
0,6 |
Ghi
chú: 1- Bazan tholeit nguyên thuỷ (các đới rift đại dương);
2- Bazan tholeit (magma nội mảng); 3- Bazan tholeit thấp Cr-Ni (phần trước
cung đảo); 4- Bazan ophiolit; 5- Andesit kiềm-vôi natri; 6- Thành phần trung
bình của andesit rìa lục địa; 7- Bazan của kiểu bazan kiềm; 8- Andezitobazan
của kiểu shosonit; 9- Latit của kiểu latit; 10- Latit của kiểu shosonit.
Các đá của seri bazan kiềm đặc trưng hàm lượng kiềm
cao hơn (chủ yếu tập trung trong nền), trong ban tinh thường gặp olivin,
titan-augit, plagioclas, đặc biệt gặp tinh thể lớn khoáng vật áp suất cao như
pyrop, sanidin, titan-phlogopit. Về mặt địa hoá, seri được chia ra hai kiểu: bazan
kiềm thực sự và shosonit.
a) Kiểu bazan kiềm thực
sự đặc trưng:
- Magma nội mảng, rift lục địa và rìa mảng kiểu California;
- Tất cả các nguyên tố lithophil và nhóm sắt có hàm
lượng cao (trên mức các bazan đại dương) (xem Bảng 2.2);
- Trong các biến thể cao kali thấy hàm lượng của Rb,
Ba, Zr và đất hiếm cao.
b) Kiểu shosonit đặc trưng:
- Được hình thành ở phần sau cung đảo;
- Trong các đá kiểu shosonit, cũng như nói chung
đối với tất cả các đá của cung đảo đặc trưng các nguyên tố trường lực mạnh (Zr,
Hf, đất hiếm, Ti), các nguyên tố nhóm sắt, Ni và Cr có hàm lượng thấp (Bảng
2.2).
Các đá núi lửa seri kiềm
- Có mặt trong đới rift lục địa, trong các
miền biểu hiện magma nội mảng, cũng như ở cung đảo phát triển và trưởng thành
(chín muồi);
- Bao gồm các đá có tổng lượng kiềm ³ 6¸7%;
- Chứa các khoáng vật màu kiềm và felspathoid;
- Các đá núi lửa seri kiềm khá giàu các nguyên tố
không tương hợp Rb, Ba, Sr, Zr, Nb, REE,...
Các đá núi lửa seri latit
- Bao gồm chủ yếu các đá núi
lửa trung tính hình thành nên dãy phân dị từ shosonit đến ryolit có độ kiềm
nâng cao, chúng được hình thành trong bối cảnh địa động kiểu California và rìa
lục địa tích cực (Tauxon, 1977);
- Trong latit đặc trưng có các ban tinh augit,
hypersthen, plagioclas, khoáng vật quặng (ilmenit, titanomagnetit) và apatit;
trong nền - biotit và felspat kali;
- Về địa hoá, seri latit đặc
trưng Ba, Sr, đất hiếm có hàm lượng cao. Phân biệt với các đá tương tự thuộc
seri khác nhờ hàm lượng cao các nguyên tố nhóm sắt.
Phân loại bazan trên cơ sở
khoáng vật chuẩn mức CIPW
Thompson R. N. (1984) đã đề nghị hệ thống
phân loại bazan trên cơ sở các khoáng vật chuẩn mức (CIPW) nephelin (hoặc
felspatoid khác), diopsid, olivin, hypersthen và thạch anh. Ba tam giác đều
trên biểu đồ Ne–Ol–Di, Ol– Di–Hy và Di–Hy–Q đại diện cho bazan (và các đá liên
quan) chưa bão hoà, bão hoà và quá bão hoà silic. Như vậy các bazan chưa bão
hoà silic (bazan kiềm) chứa olivin và nephelin chuẩn mức; các bazan bão hoà
silic (tholeit olivin) – hypersthen và olivin chuẩn mức và các bazan quá bão
hoà silic (tholeit thạch anh) – thạch anh và hypersthen chuẩn mức. Trạng thái
bão hoà silic đặc biệt quan trọng trong các magma bazan, bởi vì trong magma khô
thông số này quyết định thứ tự kết tinh của các khoáng vật và hướng tiến hoá
trong khi kết tinh phân đoạn.
Thành phần chuẩn mức (được tính với giả thiết
FeO/(FeO+ Fe2O3) = 0,85, hoặc Fe2O3/FeO
= 0,18) được chiếu lên một trong ba tam giác. Biểu đồ này sử dụng tốt nhất cho
các bazan có MgO lớn hơn 6% và không nên dùng cho các magma tiến hoá cao. Một
nhược điểm của phân loại này là chỉ dùng khoảng một nửa các chuẩn mức đã được
tính toán, do đó không đại diện đầy đủ cho đá. Nó cũng rất dễ bị ảnh hưởng do
những sai lệch về Na2O gây nên và vì thế không thích hợp cho những
đá bị biến đổi.
2.1.4. Phân loại các đá
granitoid.
Phân loại granitoid ra các kiểu I, S, M và A.
Các kiểu này thoạt tiên được các nhà địa chất người
Australia B. Chappel và A. White (1974) phân chia kiểu S và I granit; năm 1979,
White A. chia ra kiểu thứ ba – granit kiểu M; kiểu thứ tư - granit kiểu A lần
đầu được Loiselle M. và Wones D. (1979) mô tả.
Bốn kiểu granitoid nêu trên thường được sử dụng rộng
rãi để phân loại các đá xâm nhập thành phần axit. Ngoài ra còn phân ra các kiểu
khác, như kiểu H (lai tính Hybrid), kiểu C (Charnokite).
a) Granit kiểu I:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Các đá có khuynh hướng đều hạt hoặc không
đều hạt, có bao thể (đá tù) chứa amphibol;
- Felspat kali màu hồng, thường kiến trúc perthit,
rất ít khi có microclin; biotit luôn có mặt với màu nâu sẫm hoặc xanh dưới lát
mỏng; horblend màu xanh - phớt lơ hoặc xanh oliu (lục vàng) dưới lát mỏng;
- Sphen, magnetit gặp với hàm lượng cao, nghèo
ilmenit;
- Không có khoáng vật silicat alumin.
Đặc điểm địa hoá:
- Nói chung là dãy thành phần kéo dài (SiO2
từ 53 đến 72%, đôi khi 76%);
- Nghèo nhôm (Al*=
ASI thay đổi từ 0,69á1,10 cá biệt đến 1,20), chỉ số nhôm bão hoà ASI (tính
bằng số phân tử):
- Giàu CaO (ví dụ > 3,7% ở 66% SiO2) (xem
Bảng 2.3);
- Giàu Na2O (tức là 2,2% ở đá mafic, tới
3,2% trong đá felsic);
- Nhìn chung Sr cao, thấp
hoặc trung bình Rb, Rb/Sr bao giờ cũng thấp hơn so với kiểu-S ở cùng mức phân
dị; tỉ lệ 87Sr/86Sr nguyên thuỷ = 0,705 á 0,709 (cá biệt
tới 0,714).
b) Granit kiểu S:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Felspat kali có khuynh hướng tạo tinh thể lớn,
màu xám trắng, perthit, chủ yếu microclin; luôn có biotit màu đỏ nâu (nhưng
cũng có màu xanh hoặc nâu), hiếm khi có actinolit màu xanh nhạt; thực tế không
khi nào thấy sphen
- Thường gặp bao thể (đá tù) đá trầm tích biến chất;
thực tế không bao giờ gặp bao thể mafic
- Không có sphen, giàu ilmenit, nghèo magnetit;
- Có silicat alumin (cordierit, granat,
silimanit,...).
Đặc điểm địa hoá:
- Dãy thành phần thường ngắn (SiO2 từ 65
đến 77%);
- Quá hoặc bão hoà nhôm Al*>
1,01¸1,99;
- Thấp CaO, Na2O;
- Nhìn chung thấp Sr, cao Rb, Rb/Sr luôn cao hơn so
với kiểu I-granit ở cùng mức phân dị, tỉ lệ 87Sr/86Sr
nguyên thuỷ > 0,710 (nguồn gốc nguyên thuỷ vỏ lục địa).
c) Granit kiểu M:
- Đặc trưng chủ yếu bởi diorit thạch anh và
tonalit;
- So với granitoid các kiểu khác, granit kiểu M
nghèo SiO2, K2O, Rb, Nb giàu MgO, CaO (xem Bảng 2.3);
- Điển hình tỉ lệ K2O/Na2O
<1;
- So với granit kiểu S, A chúng chứa nhiều các
khoáng vật sắt-magnesi.
d) Granit kiểu A:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Granit
kiểu A có nhiều nét tương tự với kiểu I, nhiều trường hợp có horblend kiềm,
đôi khi pyroxen natri, chủ yếu felspat kiềm perthit, đặc trưng biotit giàu Fe
(giàu minal annit);
Đặc điểm địa hoá:
- Đặc trưng tổng hàm lượng kiềm (Na2O +
K2O) cao;
- Tỉ lệ FeO*/MgO cao, ở đây FeO*
= 0,9Fe2O3 + FeO;
- Thấp Al2O3, CaO, MgO;
- Giàu Ga, Zr, Nb, Y, Zn (xem Bảng 2.3), đất hiếm
(trừ Eu); nghèo Sr, Sc, V, Eu; tỉ lệ Ga/Al cao;
- Đặc trưng hàm lượng halogen cao, nhất là F;
- 87Sr/86Sr
nguyên thuỷ thay đổi mạnh từ rất thấp đến cao vừa.
Để nhận biết các kiểu granit mô tả ở trên
(theo tiêu chuẩn địa hoá) nhiều nhà thạch luận đã xây dựng các biểu đồ (Hình
2.12).
Phân loại granit của
Ishihara
(1977)
Ishihara, trên cơ sở các khoáng vật không
trong suốt, đã chia granit ra hai seri: magnetit và ilmenit. Trong granit seri
magnetit gồm tổ hợp magnetit, ilmenit, hematit và pyrit; còn granit seri
ilmenit– ilmenit, pyrotit và graphit. Các tổ hợp khoáng vật này mang đặc điểm
từ tính tương phản có thể đo được hoặc ở ngoài thực địa hoặc trong phòng.
Phân loại này, về đại thể, tương ứng với các
kiểu IS-granit của Chappell và While
(1974). Seri ilmenit tương đồng với granit kiểu S và seri magnetit với kiểu I.
Tuy nhiên sự tương đồng này chỉ mang tính cục bộ, trong khi toàn bộ kiểu S là
seri ilmenit, thì kiểu I có thể hoặc là seri ilmenit, hoặc là seri magnetit.
Bảng 2.3. Thành phần trung bình (%, ppm) của
các kiểu granit
(theo Whalen J.B, Currie K.L., Chappen B.W., 1987)
Thành phần |
Kiểu M (n= 17) |
Kiểu I (n= 991) |
Kiểu S (n= 578) |
Kiểu A (n= 148) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
SiO2 |
67,24 |
69,17 |
70,27 |
73,81 |
TiO2 |
0,49 |
0,43 |
0,48 |
0,26 |
Al2O3 |
15,18 |
14,33 |
14,10 |
12,40 |
Fe2O3 |
1,94 |
1,04 |
0,56 |
1,24 |
FeO |
2,35 |
2,29 |
2,87 |
1,58 |
MnO |
0,11 |
0,07 |
0,06 |
0,06 |
MgO |
1,73 |
1,42 |
1,42 |
0,20 |
CaO |
4,27 |
3,20 |
2,03 |
0,75 |
Na2O |
3,97 |
3,13 |
2,41 |
4,07 |
K2O |
1,26 |
3,40 |
3,96 |
4,65 |
P2O5 |
0,09 |
0,11 |
0,15 |
0,04 |
Ba |
263 |
538 |
468 |
352 |
Rb |
17,5 |
151 |
217 |
169 |
Sr |
282 |
247 |
120 |
48 |
Pb |
5 |
19 |
27 |
24 |
Th |
1,0 |
18 |
18 |
23 |
U |
0,4 |
4 |
4 |
5 |
Zr |
108 |
151 |
165 |
528 |
Nb |
1,3 |
11 |
12 |
37 |
Y |
22 |
28 |
32 |
75 |
Ce |
16 |
64 |
64 |
137 |
Sc |
15 |
13 |
12 |
4 |
v |
72 |
60 |
56 |
6 |
Ni |
2 |
7 |
13 |
<1 |
Cu |
42 |
9 |
11 |
2 |
Zn |
56 |
49 |
62 |
120 |
Ga |
15 |
16 |
17 |
24,6 |
K/Rb |
598 |
187 |
151 |
229 |
Rb/Sr |
0,06 |
0,61 |
1,81 |
3,52 |
Rb/Ba |
0,07 |
0,28 |
0,46 |
0,48 |
Phân loại granit của Frost
B.R. và nnk (2000)
Năm 2000, Frost, Barnes, Collins, Arculus và
Ellis đề nghị một phân loại mới – phân loại ba cấp cho các đá granit dựa trên
ba biến số: chỉ số sắt (Fe-number hoặc Fe*), chỉ số kiềm vôi biến đổi (MALI) và
chỉ số bão hoà nhôm (ASI):
Fe-no = FeO/(FeO+MgO)
Fe* =
FeOtot/(FeOtot + MgO);
MALI
= (Na2O + K2O – CaO);
ASI =
Al/(Ca –1,67P + Na + K).
Cấp thứ nhất phân loại dựa trên tỉ số FeO/(FeO+MgO)
của đá (Hình 2.13a). Biến số này chuyển tải thông tin về lịch sử phân dị của
magma granit.
Hình 2.13 (a) Biểu đồ Fe* -
SiO2 vạch định ranh giới giữa granit sắt và magnesi, trên biểu đồ
này cũng thể hiện cả Fe-no; (b) Biểu đồ (Na2O+ K2O-CaO)-SiO2
phân định ra các seri kiềm, kiềm-vôi, vôi-kiềm và vôi.
Cấp phân loại thứ hai dùng chỉ số kiềm vôi
của đá (Na2O+ K2O+CaO) (Hình 2.13b), chỉ số này thể hiện
thành phần và sự phong phú của felspat trong đá và có liên quan tới nguồn
magma.
Cấp thứ ba là chỉ số bão hoà nhôm ASI
(alumium saturation index) do Shand đề nghị từ năm 1943, là tỉ số phân tử
Al/(Ca-1,67P+Na+K). Nếu đá có ASI > 1,0 được gọi quá bão hoà nhôm
(peralumious), thường chứa corindon (chuẩn mức), muscovit, cordierit, granat.
Nếu quá bão hoà nhôm yếu hơn trong đá xuất hiện biotit. Trường hợp ASI < 1
nhưng tổng phân tử Na+K < số phân tử Al thì đá bão hoà nhôm (metaluminous);
trong các đá này chứa horblend, augit, nhưng không có muscovit cũng như các
khoáng vật feromagnesi natri. Nếu ASI < 1,0 và Na+K > Al đá thuộc loại
quá bão hoà kiềm (peralkaline). Trong chúng kiềm dư thừa (sau khi thành tạo
felspat) đi vào silicat feromagnesi. Trong các đá quá bão hoà kiềm yếu, các
nguyên tố kiềm có thể tạo horblend, nhưng khoáng vật chỉ thị cho đá quá bão
hoà kiềm mạnh là amphibol và pyroxen natri.
Phân loại granit theo biểu
đồ Ab–An–Or của Connor J.T. (1965)
Biểu đồ Ab–An–Or do Connor
J. T. đề nghị và được Barker F. hiệu chỉnh (1979), có thể dùng cho các đá axit
có chứa > 10% thạch anh chuẩn mức (CIPW). Biểu đồ này chủ yếu sử dụng để
phân loại các đá pluton, mặc dù Connor cho rằng nó có thể áp dụng cho cả các đá
núi lửa cũng như các đá pluton thành phần axit. Các trường trên biểu đồ (Hình
2.14) được Connor xác định bằng thực nghiệm trên cơ sở 125 mẫu có cả thành phần
chuẩn mức lẫn thành phần thật.