4. Sử dụng đồng vị carbon

Carbon có hai đồng vị bền với độ phổ biến như sau:

12C = 98,89 % và 13C = 1,11 %

Đo đạc và tính toán liên quan tới carbon thông qua chuẩn PDB (belemnit của trầm tích Kreta Nam Carolina). Giá trị d13C được tính toán bằng phương pháp giống như đối với oxy.

 

Hình 6.4. Biến thiên dD trong các kiểu đá và nước (Rollison, 1995)

 

Carbon trong tự nhiên gặp ở dạng oxy hoá (CO2, carbonat, bicarbonat), dạng khử (metan, carbon hữu cơ) và dạng tự nhiên (kim cương, graphit). Biến thiên tỉ lệ đồng vị carbon trong các thành tạo tự nhiên được thể hiện trên Hình 6.5. Các thiên thạch đặc trưng có đại lượng d13C biến thiên rộng từ -25 đến 0. Tỉ lệ này của manti, được xác định theo carbonat, kimberlit và kim cương, dao động từ
-3 đến -80/00, giá trị trung bình là -6 thường được sử dụng cho manti. MORB có trị số
d13C = -6,6 0/00. Trong nước biển, d13C bằng 0, vì thế được dùng làm chuẩn để tính toán.

Hai nhiệm vụ chủ yếu có thể giải quyết được khi nghiên cứu các tỉ lệ đồng vị carbon: xác định bản chất nguồn chất lưu chứa carbon và xác định nhiệt độ của quá trình theo cặp CO2-calcit, dolomit-calcit, calcit-graphit, dolomit-graphit.