1.
Khái niệm cơ bản
Trước khi đi
vào mô tả các hệ đồng vị bền cụ thể, cần thiết phải xem xét một số khái niệm cơ
bản
Tỉ lệ các đồng vị bền đo được trên mẫu đối sánh
với mẫu chuẩn và được thể hiện bằng phần nghìn (‰), ký hiệu bằng đại lượng d. Ví dụ đối với
đồng vị oxy, giá trị d được tính toán
như sau:
d18O0/00
= |
18O/16O(mẫu)
- 18O/16O(chuẩn) |
´ 1000 |
18O/16O(chuẩn) |
Nếu giá trị d18O = +10 có nghĩa
là mẫu giàu 18O hơn 10 ‰ so với mẫu chuẩn, nếu giá trị d18O = -10,0 có
nghĩa là mẫu nghèo 18O hơn mẫu chuẩn 10 ‰.
Mục
đích chủ yếu của việc nghiên cứu đồng vị bền chính là nghiên cứu các quá trình
trong tự nhiên ở đó các đồng vị chia tách ra trên cơ sở khối lượng của chúng,
mà không phải trên cơ sở hoá học. Điều này được biết như là sự phân đoạn đồng
vị (isotopic fractionation) xảy ra trong tự nhiên theo 3 cách khác nhau:
a)
Phản ứng trao đổi đồng vị. Phân đoạn đồng vị có thể xảy ra trong phản ứng trao đổi
thông thường, ví dụ oxy được trao đổi giữa hai khoáng vật thạch anh và
magnetit:
2Si16O2
+ Fe3 18O4 = 2Si18O2
+ Fe318O4
Phân đoạn đồng vị chịu sự chi phối của
mối liên kết hoá học bền vững và theo nguyên tắc chung là đồng vị nhẹ hơn sẽ
tạo nên mối liên kết yếu hơn so với đồng vị nặng.
b)
Các quá trình động lực. Phân đoạn đồng vị bền chịu sự kiểm soát của chế độ động
lực và phản ánh xu hướng của đồng vị riêng lẻ tham gia phản ứng. Hiệu quả động
lực chỉ quan sát được khi phản ứng xảy ra không quá phức tạp.
c)
Các quá trình hoá-lý như quá trình bốc hơi, quá trình cô đặc, nóng chảy, kết
tinh và khuyếch tán.
Sự
phân đoạn đồng vị giữa hai chất A và B có thể xác định bằng chỉ số phân đoạn a như sau:
aA-B = |
Tỉ lệ đồng vị trong A |
Ti lệ đồng vị
trong B |
Ví
dụ, trong phản ứng mà ở đó đồng vị 18O và 16O được trao
đổi giữa 2 khoáng vật thạch anh và magnetit, sự phân đoạn 18O/16O
giữa thạch anh và magnetit được biểu diễn là:
athạch anh - magnetit = |
(18O/16O)trong
thạch anh |
(18O/16O)trong
magnetit |
ở đây 18O/16O
là các tỉ lệ đồng vị đo được trong khoáng vật thạch anh và magnetit cộng sinh.
Các
giá trị a thường xấp xỉ một
đơn vị. Ví dụ, hệ số phân đoạn của 18O giữa thạch anh và magnetit ở
500oC = 1,009.
Hệ
số phân đoạn giữa các khoáng vật cũng có thể được xác định theo công thức:
1000ln akh.vật1 - kh.vật2 = A(106/T2) + B
ở đây T là nhiệt
độ tính bằng Kelvin, A và B là những hằng số thực nghiệm.
Nhiệt
độ có vai trò rất quan trọng kiểm soát sự phân đoạn đồng vị bền, và
được áp dụng rất hữu hiệu trong nghiên cứu các cặp nhiệt kế đồng vị.
Sự
biến đổi tương đối của thể tích trong phản ứng trao đổi đồng vị không đáng kể,
vì vậy ảnh hưởng của sự biến đổi áp suất tới phản ứng rất nhỏ.
Trong
một số trường hợp, phân đoạn đồng vị chịu sự kiểm soát của yếu tố động lực. Ví
dụ quá trình khử sulphat của nước biển thành sulphid (do vi khuẩn gây ra) đối
với đồng vị nhẹ 32S xảy ra nhanh hơn 2,2% so với đồng vị nặng 34S.
Trong
phân đoạn đồng vị, nhờ khuyếch tán đã khiến đồng vị nhẹ giàu lên so với đồng vị
nặng theo hướng di chuyển. Khi chưng cất đồng vị nhẹ được làm giàu. Tính chất
này được dùng để nghiên cứu các quá trình bay hơi hoặc cô đặc nước khí tượng.
Thành
phần hoá học của đá ảnh hưởng rất không đáng kể tới quá trình phân đoạn đồng
vị, trong một số trường hợp, các đồng vị nặng đi cùng với các nguyên tố có thế
ion cao. Điều này thấy rõ trong phân đoạn 18O giữa thạch anh và
magnetit: thạch anh gồm các ion Si+4 bán kính nhỏ điện tích cao nên
giàu 18O, còn magnetit với ion Fe+2 lớn và điện tích thấp
nên nghèo 18O.
Các
đồng vị nặng thường tập trung trong các cấu trúc tinh thể có mối liên kết chặt
chẽ hơn. Sự khác biệt của đồng vị carbon giữa kim cương và graphit đã được biết
rõ, cũng như có sự khác biệt về đồng vị giữa calcit và aragonit. Tương tự như
vậy, có sự trao đổi về 18O giữa thạch anh a và thạch anh b.
Ngoài
ra, Dickson (1991) cho rằng, trong cùng một tinh thể, những bề mặt tinh thể
khác nhau cũng có thành phần đồng vị khác nhau do chúng có đặc điểm liên kết
hoá học khác nhau.