3.3. Biểu đồ tương quan đồng vị
Một
trong các phương thức đơn giản nhất để tìm hiểu các mối liên hệ giữa các cặp tỉ
số đồng vị trong thạch luận nguồn gốc là xây dựng biểu đồ tương quan đồng vị.
Đó là đồ thị x-y, hoặc x-y-z trên đó biểu diễn các cặp tỉ lệ đồng
vị. Các biểu đồ tương quan hai chiều đã được sử dụng để thể hiện thành phần
tương phản giữa các miền nguồn manti và vỏ (các Hình 5.10 đến 5.13), đồng thời
cũng là phương tiện để nghiên cứu các quá trình hoà trộn giữa các miền nguồn có
thành phần đồng vị khác nhau. Zindler và nnk. đã đề nghị biểu đồ ba chiều (143Nd/144Nd)-(206Pb/204Pb)-(87Sr/86Sr),
trên đó 4 miền nguồn bazan đại dương DM, EMI, EMII và HIMU tạo nên tứ diện (gọi
là tứ diện manti).
Hình 5.16. Tiến
hoá đồng vị 143Nd/144Nd theo thời gian trong manti, vỏ
lục địa và Trái đất tổng thể.
So với Trái đất tổng thể (CHUR), ở manti
nghèo (DM) có tỉ lệ Sm/Nd cao và thể hiện 143Nd/144Nd cao
hơn. Vỏ lục địa có tỉ lệ Sm/Nd thấp hơn và thể hiện 143Nd/144Nd
tiến hoá chậm. Manti giàu (EM) có quan hệ gần gũi với vỏ lục địa vì cũng có 143Nd/144Nd
tiến hóa chậm. Cần chú ý trong hệ Sm-Nd vỏ lục địa thể hiện tiến hoá đồng vị
chậm, trong khi đó hệ Rb-Sr lại tiến hoá nhanh (xem Hình 5.15)
Hình
5.17. Sự tiến hoá tương phản của eNd trong vỏ lục địa và manti.
CHUR là miền nguồn chondrit đồng nhất, tương đồng với giá trị Trái đất tổng thể
và thường dùng như giá trị đối sánh cho những phép đo khác. Vì thế eNd của CHUR = 0. Năm đường thể
hiện tiến hoá của manti nghèo: đường (1), tác gỉa Liew và McCulloch (1985), giả
định manti nghèo bắt nguồn từ CHUR ở 2,7 tỉ năm trước đây và tiến hoá theo
đường thẳng cho đến ngày nay, giá trị eNd = +10; đường (2), tác giả
DePaolo (1981), có thể vẽ theo phương trình 0,25t2 - 3t +8,5, ở
đây t là thời gian quá khứ tính bằng tỉ năm; đường (3) theo Nelson và
DePaolo (1984); đường (4) theo Goldstein và nnk (1984) và xem như tiến hoá theo
đường thẳng của manti nghèo giữa giá trị eNd = +10 ở hiện tại và bằng 0
ở 4,5 tỉ năm trước; đường (5) được xây dựng trên tài liệu MORB, ophiolit,
komatit và thiên thạch và được tính toán từ phương trình của Ben Othman và nnk
(1984) và của Allegre và Rouseau (1984): (143Nd/144Nd)DM=
At2+Bt +C với A = 1,53077´10-5, B = -0,22073´10-3 và C= 0,513078. Điểm
(6) là các mẫu manti tàn dư 3,8 tỉ năm của Collerson và nnk (1981). Cần chú ý
cả hai đường (3) và (5) sử dụng tài liệu của Claoue-Long và nnk (1984) thuộc
các đá núi lửa Kambalda ngày nay đã biết là không đúng. Đường cong dưới cùng
thể hiện các đá phiến sét Australia theo Allegre và Rouseau (1984) và được xem
như xấp xỉ với tiến hoá của vỏ lục địa trung bình theo thời gian.
Các xu thế (trend) trên các biểu đồ tương
quan đồng vị thường được luận giải như các đường hoà trộn (mixing line). Sự hoà
trộn có thể xảy ra trong miền nguồn, trong lò magma, hoặc giữa dung thể và
“chất gây ô nhiễm”, như đá vây quanh mà magma xâm vị (emplace) vào hoặc xuyên
qua. Thành phần đồng vị được tạo nên trong quá trình hoà trộn thường nằm trên
đường hyperbol, nhưng nếu các tỉ lệ đồng vị có mẫu số chung (như 87Sr/86Sr
so với 87Rb/86Sr, 207Pb/204Pb so
với 206Pb/204Pb) thì quá trình hoà trộn sẽ tạo nên xu thế
đường thẳng.
Sự hoà trộn
Hoà
trộn giữa các nguồn (Mixing between sources)
Nghiên
cứu đồng vị các bazan đại dương cho thấy thành phần đồng vị của chúng là kết
quả của sự hoà trộn giữa các biến thể của nguồn manti và tạo nên xu thế dạng
tuyến hoặc dạng đường cong trên biểu đồ tương quan đồng vị. Biểu đồ tương quan
đồng vị eNd - (87Sr/86S)i
xây dựng theo nguyên tắc của DePaolo và Wasserburg (1979) được sử dụng rộng rãi
(Hình 5.18).
McCulloch và Chappell (1982)
đã sử dụng biểu đồ tương quan đồng vị Nd-Sr (thông qua các trị số e) để xác định granit kiểu I và S ở Australia
(Hình 5.18). Trên hình này có thể thấy tất cả các phổ thành phần đồng vị của
granit được giải thích bằng quá trình hoà trộn của các magma nóng chảy từ vỏ
sialic (granit kiểu S) với magma xuất sinh từ nguồn manti.
Hình 5.18. Biểu đồ tương quan đồng vị eNd - 87Sr/86Sr
thể hiện hai đường hyperbol hoà trộn giữa manti nghèo (DM) và manti giàu (EM)
với các tỉ lệ (Sr/Nd)DM / (Sr/Nd)EM khác nhau. Trường
nằm giữa hai đường cong thể hiện manti trộn lẫn.
Đường hoà trộn thể hiện trên Hình 5.19 được xác định theo phương
trình:
RiMix = [RiC
XiC F + RiM XiM
(1-F)] / [XiC F + XiM (1-F)]
ở đây RiMix,
RiC, và RiM - tương ứng tỉ lệ của
nguyên tố i trong thành phần hỗn hợp, trong vỏ và trong manti; XiM,
XiC - nồng độ của nguyên tố i tương ứng trong thành phần
manti và vỏ; F - phần thành phần vỏ trong hỗn hợp được xác định theo biểu thức
F = K/(K+M).
Hình 5.19. Biểu đồ tương quan đồng vị eNd-eSr của granit kiểu I và S tuổi
Paleozoi ở Australia; biến thiên đồng vị trong hai kiểu granit có thể được luận
giải do hoà trộn các nguồn vỏ và manti nghèo (theo McCulloch và Chappel, 1982)
Đường hỗn hợp có dạng hyperbol. Nếu tỉ lệ [(Sr/Nd)M/
(Sr/Nd)C] > 1 thì hyperbol lõm, còn nếu < 1 thì hyperbol lồi.
Nhiều
ví dụ phức tạp hơn về quá trình hoà trộn giữa ba hợp phần đã được Shirey,
Hawkesworth trình bày trong các công trình nghiên cứu về bazan đại dương và các
magma liên quan tới đới hút chìm.
Hoà
trộn trong lò magma
Sharpe
(1985) đã chỉ ra rằng, các đồng vị Sr có thể dùng để nghiên cứu hoà trộn magma
và sự đa dạng của magma trong thể xâm nhập
phân lớp. Ông đã chứng minh sự biến đổi đồng vị Sr phụ thuộc vào độ cao phân
tầng bên trong xâm nhập phân lớp Bushveld, ở phần trung tâm của thể xâm nhập
(trong đới chính), tỉ lệ 87Sr/86Sr ban đầu tăng rõ rệt.
Tỉ lệ 87Sr/86Sr thay đổi từ 0,7065 ở đáy của xâm nhập tới
0,7073 ở đới trên được luận giải do có sự bổ sung và hoà trộn magma. Tỉ lệ ban
đầu cao của đới chính - đới trung tâm (0,7085) thể hiện lớp lỏng khác (hầu như
chắc chắn bị hỗn nhiễm với đá phiến sét) xuyên vào magma phân tầng- theo tỉ
trọng.
Sự hỗn nhiễm
Hỗn
nhiễm do vỏ lục địa
Quá
trình hỗn nhiễm vỏ có thể hiểu theo các nghĩa khác nhau. Thông thường nhất theo
nghĩa “các dung thể magma xuất sinh từ manti, sau khi tách khỏi miền nguồn, bị
hỗn nhiễm bởi vỏ lục địa” (Hawkesworth và van Calsteren, 1984). Tuy nhiên cũng
có thể hiểu theo nghĩa hơi khác về miền nguồn manti, mà từ đó magma sinh ra.
Miền nguồn này đã bị hỗn nhiễm với vật liệu vỏ ở thời điểm nào đó trong quá
khứ, ví dụ sự hợp nhất của trầm tích bị hút chìm vào trong manti. Thực tế không
phải dễ dàng phân biệt được hai quá trình này theo đặc điểm hoá học của đá.
Hỗn
nhiễm vỏ có thể phát sinh theo các cách khác nhau: đồng hoá vật liệu vỏ quy mô
lớn, đồng hoá của quá trình nóng chảy từng phần bắt nguồn từ vật liệu vỏ và sự
trao đổi có chọn lọc các nguyên tố cá biệt từ vỏ vào dung thể với sự hỗ trợ vận
chuyển của chất lưu. Các thành viên tiến hoá cao hơn của phức hệ magma có nhiều
khả năng cho ta những bằng chứng về quá trình hỗn nhiễm, vì chúng tồn tại lâu
hơn trong vỏ lục địa.
Nhóm
đồng vị bền, đặc biệt là đồng vị oxy, rất nhạy cảm đối với quá trình hỗn nhiễm
vỏ và sẽ được đề cập đến trong chương sau. Trong số các đồng vị phóng xạ thì Nd
kém nhạy đối với quá trình này, ngược lại, đồng vị Sr và đặc biệt đồng vị Pb
rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu quá trình hỗn nhiễm magma. Khả năng của
đồng vị Pb phát hiện ra sự hỗn nhiễm của dung thể xuất sinh từ manti do vỏ lục
địa gây nên đã được Taylor và nnk (1980) minh hoạ ở Hình 5.20.
Hỗn
nhiễm vỏ và các quá trình AFC
Đồng
hoá và kết tinh phân đoạn (Assimilation & Fractional
Crystallisation - AFC) là cơ chế phổ biến của sự hỗn nhiễm. Quá trình này trên
biểu đồ tương quan đồng vị có thể làm thay đổi thành phần khác hẳn với quá
trình hoà trộn đơn giản. Trên biểu đồ tương quan đồng vị Nd-Sr, quá trình hoà
trộn đơn giản cho ta đường xu thế thẳng giữa magma và nguồn hỗn nhiễm, ngược
lại trong quá trình AFC khi các hệ số phân bố chung (tổng thể) pha rắn/lỏng của
Nd và Sr khác hẳn, khiến xu thế đi chệch khỏi đường hoà trộn đơn giản.
Hình 5.20. Tiến
hoá đồng vị Pb trên biểu đồ 207Pb/204Pb-206Pb/204Pb
chỉ rõ tác động của hỗn nhiễm vỏ lên dung thể nguồn manti.
Đường cong tăng trưởng với m = 7,48. Tại 3,7 tỉ năm, gneis tách ra khỏi
nguồn manti và tiến hoá dọc theo một loạt đường cong tăng trưởng với giá trị
trung bình của m2 = 1,16 chỉ thị cho rất
nghèo U. Thành phần hiện tại của mẫu nằm ở đầu mút dưới của đường cong nối liền
3,7 tỉ năm với 0 tỉ năm. Tại thời điểm 2,85 tỉ năm, thành phần trung bình của
gneis này là A. Nguồn manti tại thời điềm này với m = 7,48 có thành phần N ở 2,85 tỉ năm và dung
thể tách ra từ nguồn manti tại thời điểm này sẽ nằm dọc đường thẳng giữa N và 0
tỉ năm. Magma tách ra từ manti tại 2,85 tỉ năm và bị hỗn nhiễm bởi vỏ có tuổi
3,7 tỉ năm tại 2,85 tỉ năm nằm trên đường hoà trộn AN tại điểm M. Các đá kết
tinh từ dung thể M này sẽ tiến hoá dọc theo đường MP (Taylor và nnk, 1980)
Hỗn nhiễm với nước biển
Veizer
(1989) xác định được tỉ lệ 87Sr/86Sr của nước biển cao
hơn so với các giá trị của manti như đã thấy trong các bazan đại dương. Sự trao
đổi Sr giữa nước biển và vỏ đại dương ở sống núi giữa đại dương tạo ra tỉ lệ 87Sr/86Sr
tương tự, thậm chí trong MORB trẻ và các sulphid đi cùng. Trái lại, các đồng vị
Nd tương đối kém nhạy đối với kiểu hỗn nhiễm này và trên biểu đồ Nd-Sr, tỉ lệ 87Sr/86Sr
gia tăng mạnh thì tỉ lệ 143Nd/144Nd lại không đổi.
Các đồng vị Pb còn kém nhạy hơn nữa, không có bằng chứng nào chỉ ra được sự hỗn nhiễm với nước biển đối với chì.