3.2.
Tiến hoá của các miền nguồn manti theo thời gian
Thành
phần đồng vị của các miền nguồn manti thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tỉ
lệ nguyên tố mẹ/con. Những thay đổi này có thể biểu diễn trên biểu đồ tiến hoá
đồng vị, trên đó trục hoành thể hiện thời gian, còn trục tung thể hiện tỉ lệ
các đồng vị. Những biểu đồ như vậy có thể thiết lập cho mỗi hệ thống đồng vị
bằng cách đo thành phần đồng vị của manti tại thời nay từ các dung nham hiện
đại và bằng cách tính toán tỉ lệ đồng vị ban đầu từ các biểu đồ đẳng thời của
các dung thể nguồn manti cổ.
Tiến hoá đồng vị Sr theo thời gian
Điểm
bắt đầu tiến hoá đồng vị Sr là tỉ số 87Sr/86Sr tại thời
điểm sinh thành Trái đất. Người ta lấy giá trị này từ thành phần đồng vị của
thiên thạch achondrit bazan, được xem như tương đồng với thành phần của tinh
vân mặt trời tại lúc hình thành các hành tinh. Giá trị đó được kí hiệu là BABI
(Bazan Achondrit Best Initial) và bằng 0,69897 ± 0,000032.
Các
giá trị 87Sr/86Sr của Trái đất tổng thể hiện thời thay
đổi, nhưng dao động trong khoảng 0,7045 - 0,7052 với tỉ lệ Rb/Sr trong khoảng
0,030 - 0,032. Vì vậy tạo nên dải rộng đường tiến hoá của 87Sr/86Sr
(Hình 5.14). Bell (1982) đã tính thành phần đồng vị của manti nghèo bên dưới
tỉnh Superior, Canada, xem như tiến hoá từ manti nguyên thuỷ (PM) tại thời điểm
2,8 tỉ năm (Hình 5.14, đường 1). Điều đó không giống với đường tiến hoá của Ben
Othman (1984) (Hình 5.14, đường 2) và thành phần hiện thời của manti nghèo do
Zindler và Hart đưa ra.
Jahn
và nnk (1980) đã cho rằng tỉ lệ đồng vị 87Sr/86Sr của các
đá magma mafic và felsic tuổi Arkei nằm phân tán trên và dưới đường cong Trái
đất tổng thể. Điều này chứng tỏ nguồn manti đa dạng về thành phần đồng vị, thậm
chí cả trong Arkei. Tuy nhiên tỉ lệ 87Sr/86Sr cao trong
các đá cổ có thể liên quan với cả quá trình biến chất trao đổi. Vì vậy để
nghiên cứu sự tiến hoá của manti tốt nhất sử dụng hệ đồng vị khác mà ở đó các
đồng vị mẹ và con kém linh động hơn. Chính vì thế, khoảng hơn chục năm gần, đây
đồng vị Nd được nghiên cứu mạnh mẽ.
Trong
quá trình hình thành vỏ lục địa, Rb đi từ manti vào vỏ đã dẫn đến mô hình tiến
hoá đồng vị Sr khác hẳn nhau trong hai miền nguồn (Hình 5.15). Tỉ lệ Rb/Sr
trong vỏ lục địa cao hơn khiến cho sự tăng trưởng 87Sr/86Sr
nhanh hơn hẳn so với trong manti, vì thế 87Sr/86Sr hiện
tại đo được trong vỏ là 0,7211, trong khi đó ở manti nghèo tỉ lệ này tăng không
đáng kể từ khi hình thành Trái đất đến ngày nay chỉ đạt 0,7045.
Có
nhiều ví dụ trong văn liệu sử dụng biểu đồ tiến hoá đồng vị như thể hiện ở Hình
5.15. Đưa lên trên biểu đồ này các tỉ lệ đồng vị stronti ban đầu của các mẫu đá
magma nghiên cứu đã biết tuổi, so sánh với các đường tiến hoá của manti và vỏ
để xác định miền nguồn thích hợp.
Tiến hoá đồng vị Nd theo
thời gian
Thành phần đồng vị 143Nd/144Nd
của Trái đất tổng thể (BSE) được xem như xấp xỉ thành phần chondrit (CHUR).
Thành phần của CHUR hiện thời và tại 4,6 tỉ năm trước đây được trình bày trong
Bảng 5.5 và tiến hoá của CHUR theo thời gian được thể hiện trên Hình 5.16. Ở
đây, tỉ lệ Sm/Nd của vỏ lục địa phân dị cao hơn so với CHUR và thể hiện sự tiến
hoá chậm của tỉ lệ 143Nd/144Nd theo thời gian. Điều này
hoàn toàn ngược với với hệ đồng vị Rb-Sr, ở đó tỉ lệ đồng vị 87Sr/86Sr
của vỏ tiến hoá rất nhanh theo thời gian so với manti.
Hình
5.14. Tiến hóa đồng vị Sr theo thời gian. Trường tô màu xám thể hiện tiến hoá
của Trái đất tổng thể từ 4,6 tỉ năm tới ngày nay. Giá trị 87Sr/86Sr
trong khoảng 0,7045 - 0,7052 phản ánh các tỉ lệ Rb/Sr trong khoảng 0,030 -
0,032. Đường manti nghèo (1) theo Bell và nnk (1982) chỉ thị cho sự tách biệt
nguồn manti nghèo khỏi manti nguyên thuỷ ở thời điểm 2,8 tỉ năm bên dưới tỉnh
Superior, Canada. Đường (2), theo Ben Othman và nnk (1984), được thiết lập trên
cơ sở tài liệu của MORB, ophiolit, komatit và thiên thạch; đường cong này thể
hiện phương trình (87Sr/86Sr) = At2+Bt+C
với A = -1,54985776´ 10-4, B =
-1,6007234 và C = 0,70273029, ở đây t là thời gian tính bằng tỉ
năm. (3) Manti nghèo hiện thời theo McCullock và Black (1984). Thành phần manti
giàu hiện thời (EM I và EM II) theo Zindler và Hart (1986) và thành phần bazan
giàu Samoa theo White và Hofmann (1982). Dải tỉ lệ ban đầu ở khoảng 2,6 - 2,7
tỉ năm của các đá magma mafic và felsic, theo Jhan và nnk. (1980)
Các công trình nghiên cứu
bazan hiện đại và granit cả cổ lẫn hiện đại chỉ rõ nhiều đá magma được bắt
nguồn từ thành phần manti có tỉ lệ Sm/Nd cao hơn và giàu 143Nd/144Nd
so với CHUR, đó chính là manti nghèo. Hiện nay có một số mô hình về nguồn manti
nghèo này và được mô tả sinh động so với CHUR trên Hình 5.17 thông qua kí hiệu
epsilon (eNd).
Hình 5.15. Tiến hóa của 87Sr/86Sr
theo thời gian trong vỏ lục địa và manti. Tại thời điểm 2,7 tỉ năm sự phân dị
manti dẫn đến thành tạo vỏ lục địa mới. Vỏ mới kế thừa tỉ lệ 87Sr/86Sr
ban đầu (= 0,7014) của manti mẹ, nhưng lại có tỉ lệ Rb/Sr (= 0,17) khác hẳn với
trong manti (= 0,03). Tỉ lệ Rb/Sr trong vỏ lục địa cao hơn đã khiến tăng nhanh
tỉ lệ 87Sr/86Sr theo thời gian trong vỏ so với trong manti.
Vì vậy, giá trị 87Sr/86Sr đo được tại thời điểm hiện tại
trong vỏ lục địa là 0,7211, còn trong manti là 0,7045. Các tỉ lệ 87Sr/86Sr
ghi ở cạnh phải biểu đồ chỉ các tỉ lệ đồng vị ban đầu trong các dung thể được
thành tạo từ vỏ lục địa (0,7140) và từ manti (0,7034) tại thời điểm 1,0 tỉ năm
trước đây
Những
khác biệt chủ yếu giữa các mô hình khác nhau về manti nghèo là: (a) thời điểm
manti nghèo tách ra khỏi Trái đất tổng thể và (b) không biết quá trình nghèo
kiệt của manti xảy ra theo đường thẳng hay biến thiên phức tạp theo thời gian.
Liew và McCulloch cho rằng miền nguồn chondrit bị nghèo đất hiếm nhẹ xảy ra
trong khoảng từ 2,5 đến 3,0 tỉ năm, ứng với giai đoạn chính hình thành vỏ Trái
đất; đồng thời họ cũng giả thiết trong manti nghèo tiến hoá 143Nd/144Nd
theo đường thẳng từ thời đó đến ngày nay. Một số lại cho đường tiến hoá của
đồng vị Nd tiến triển theo đường hyperbol có phương trình dạng At2+
Bt + C với các thông số A, B và C khác nhau.
Tiến hoá đồng vị Pb theo thời gian
Sự
tiến hoá đồng vị Pb theo thời gian đã được đề cập trong phần “Phương pháp định
tuổi theo Pb bình thường”. Như trên đã trình bày, đối với hệ đồng vị chì có 3
sơ đồ phân rã khác nhau, nên không thể biểu diễn các tài liệu trên cùng một
dạng biểu đồ tỉ lệ đồng vị - thời gian t. Giải pháp tốt nhất là dùng
biểu đồ đường phù hợp (concordia diagram) được xây dựng cho cho các tỉ số 238U/204Pb
(kí hiệu là m) khác nhau (xem Hình 5.4).