2.5. Giới thiệu một số
phương pháp định tuổi khác
Phương pháp định tuổi theo
vết phân hạch (Fission track dating)
Các hạt tích điện chuyển
động trong vật thể cứng do chuyển tải năng lượng của mình cho các nguyên tử dọc
theo quỹ đạo chuyển động tạo nên đới phá huỷ. Các dấu vết do các hạt tích điện
để lại lần đầu tiên quan sát được khi nghiên cứu các mẫu vật cứng nhờ kính hiển
vi điện tử có độ phóng đại rất lớn. Khi phân hạch nhân 238U thoát ra
lượng năng lượng lớn (gần 200MeV) và các mảnh phân hạch có khối lượng lớn,
chúng tạo nên các vết (track) với chiều dài khoảng n10 mm. Những vết mảnh phân hạch (fission fragment
tracks) phát hiện trong các khoáng vật mica, zircon, epidot, sphen và các thuỷ
tinh tự nhiên và tổng hợp. Nếu xác định được mật độ của vết ấy có thể định được
tuổi của các mẫu vật.
Ngày nay phương pháp định
tuổi theo vết mảnh phân hạch được sử dụng rộng rãi, đặc biệt thuận tiện để định
tuổi cho các mẫu vật tương đối trẻ kể cả mẫu trong khảo cổ học. Phương pháp này
cho ta cả những thông tin về lịch sử nhiệt của các đá cổ hơn, bởi vì sự bảo
toàn các vết phân hạch phụ thuộc vào điều kiện nhiệt.
Các nghiên cứu của Price P.
và Walker R. chỉ ra rằng các vết phân hạch trong các khoáng vật tự nhiên chỉ do
phân hạch của 238U gây nên.
Một hạt khoáng vật hoặc thuỷ
tinh chứa các nguyên tử 238U phân bố đồng đều, số lượng phân rã hạt
nhân của nó sau thời gian t được xác định bằng phương trình:
D = 238U (elat - 1) (5.37)
ở đây D- số phân rã trong 1 cm3 mẫu, 238U- số
nguyên tử 238U trong 1 cm3 mẫu ở hiện tại, la - hằng số phân rã-a của 238U, bằng 1,55125´10-10 năm-1 (chính là l1, xem Bảng 5.3).
Số nguyên tử 238U,
bị phân rã bằng cách phân hạch tự nhiên và sinh ra vết phân hạch, bằng:
Fc = (lf/la) 238U (elat - 1) (5.38)
Thực ra chỉ có một phần nhất
định (q) của vết phân hạch cắt mặt mài láng của mẫu có thể tính toán. Trong khi
đó mật độ vết mảnh phân hạch tự nhiên trên bề mặt này được xác định bằng phương
trình:
rc = Fc q = (lf/la) 238U (elat - 1) q (5.39)
Số phân hạch cảm ứng của các
nhân 235U trong 1 cm3 mẫu:
Find = 235Ufs (5.40)
ở đây, 235U- số nguyên tử 235U
trong 1 cm3 mẫu hiện tại, f- liều lượng neutron nhiệt
(neutron/cm2), s- tiết diện của phân hạch
cảm ứng 235U, bằng 580,2´10-24 cm3.
Với điều kiện phân tích mật độ của các vết mảnh phân hạch cảm ứng bằng:
rind = Findq = 235Ufs (5.41)
Kết hợp các phương trình
(5.39) và (5.41), ta sẽ có:
(rc/ rind) = (lf/la)´(elat - 1)/ fsI (5.42)
ở đây I- tỉ lệ nguyên tử 235U/238U.
Giải phương trình (5.42) đối với t được:
(5.43)
Thay các trị số la = 1,55125´10-10 năm-1, lf = 8,46´10-17 năm-1, s = 580,2´10-24 cm2
và I = 1/137,88, ta sẽ có:
(5.44)
Sau khi đo được rc/rind và nhờ máy xác định liều
lượng neutron f, nhờ phương trình (5.44) có
thể tính t. Nếu t < 500 triệu năm, phương trình (5.44) có thể đơn giản, sau
khi thay elt-1» lt. Trong trường hợp này:
rc/rind = lft / fsI và t = (rc/rind)´(fsI/lf) = 4,974´10-8´ f (rc/rind) (5.45)
Tuổi, tính theo công thức
gần đúng (5.45), bị giảm đi 4% khi t= 500 tr. năm và chỉ giảm mất 0,7%
khi t = 100 tr. năm, trong khi đó sai số phân tích thường lớn hơn 5%.
Phương pháp định tuổi 14C
14C được thành tạo trong khí
quyển theo các phản ứng hạt nhân chủ yếu do tác động của neutron với các đồng
vị bền N, O và C. Quan trọng nhất là phản ứng: 1n + 14N ® 14C + 1H; ở đây 1n-
neutron, 1H- protron. Carbon phóng xạ chuyển thành các phân tử 14CO2
hoặc 14CO, chúng nhanh chóng hoà trộn với không khí và nước.
Các phân tử 14CO2 đi vào các tế bào của động vật hoặc
quang hợp trong thực vật. Trong suốt đời sống của sinh vật xảy ra sự trao đổi
thường xuyên 14CO2 giữa các tế bào và không khí. Hoạt
tính của 14C trong các tế bào sống trong suốt đời sống của chúng là
một đại lượng ổn định và phụ thuộc vào hoạt tính của 14C trong khí
quyển. Khi các sinh vật chết đi, sự hất thụ 14C từ khí quyển bị
ngừng lại và do phân rã phóng xạ nên hoạt tính của 14C bắt đầu bị
giảm. Nếu biết được hoạt tính 14C trong tế bào sống, thì theo hoạt
tính của 14C trong tế bào sinh vật chết có thể tính được thời gian
xảy ra từ lúc ngừng hoạt động sống. Khoảng thời gian đó chính là tuổi carbon
của mẫu.
Hoạt tính phóng
xạ của mẫu carbon được lấy từ tế bào thực vật hoặc động vật, mà hoạt động sống
của chúng bị ngừng t năm trước đây được xác định bằng phương trình:
A = A0e-lt (5.46)
ở đây A- hoạt tính 14C đo được, chính là
số phân rã trong 1 phút trong 1g carbon, A0- hoạt tính riêng của 14C
trong mẫu tế bào sống của sinh vật này. Giá trị của A0 = 13,56 ± 0,07 phr/g.ph (phân rã/ gam phút).
Giải phương
trình (5.46) đối với t được:
t = (1/l) ln (A0/A) với l = 1,209´10-4 năm-1 (5.47)
Như vậy, hoạt tính 14C
trong mẫu phụ thuộc vào thời gian xảy ra từ lúc chấm dứt trao đổi carbon giữa
mẫu và nguồn được thể hiện trên Hình 5.9. Theo đồ thị này 40 nghìn năm là giới
hạn khi định tuổi bằng carbon phóng xạ.
Các đối tượng lấy mẫu thuận lợi để định tuổi
bằng phương pháp phóng xạ carbon đưa ra trong Bảng 5.7. Chú ý mẫu lấy được cần
phải cách li khỏi bị lây nhiễm với carbon phóng xạ hiện đại, tuyệt đối không
được rửa mẫu, nhất là rửa di sót hữu cơ khỏi bùn bẩn trong nước tự nhiên.
Bảng 5.7. Các đối tượng để
định tuổi theo phương pháp carbon phóng xạ (trích dẫn từ Faure G., 1989)
Đối tượng |
Số lượng vật chất cần lấy
(gam) |
Ghi chú |
Than gỗ và gỗ |
25 |
Định tuổi thường chính xác, ngoại trừ than gỗ bị
nghiền mịn có thể hấp phụ axit mùn |
Vật chất hữu cơ lẫn đất |
50-300 |
Đối tượng này ít nhất chứa 1% carbon hữu cơ dưới
dạng mảnh thấy được |
Than bùn |
50-200 |
Định tuổi thường chính xác, tuy nhiên cần loại bỏ
các rễ cây hiện đại thâm nhập vào |
Xương |
300 |
Tài liệu định tuổi của xương bị carbon hoá mạnh cho
kết quả tốt hơn so với loại carbon hoá yếu; vì có thể xảy ra quá trình trao
đổi với carbon phóng xạ hiện đại |
Vỏ sò (carbon không phải
nguồn hữu cơ) |
100 |
Có thể xảy ra quá trình trao đổi carbon thuộc
calcit hoặc aragonit của vỏ sò với carbon phóng xạ của nước tự nhiên chứa
carbon…. Vì thế độ tin cậy của tài liệu phân tích vỏ sò có phần hạn chế |
Vỏ sò (carbon nguồn hữu cơ) |
Một vài kilogam |
Carbon nguồn gốc hữu cơ có mặt dưới dạng vỏ ốc,
chiếm 1-2% vỏ sò hiện đại. Do hoạt tính ban đầu của 14C trong các
vật chất này không biết, nên có thể có sai số hệ thống trong các tài liệu
định tuổi |
Vôi đầm lầy và các trầm
tích đại dương, hồ |
Khác nhau |
Các vật chất này có thể định tuổi là do hàm lượng
carbon phóng xạ trong carbonat calci. Cần đặc biệt chú ý đánh giá sai số do
các yếu tố địa phương gây nên. |