2.3. Nhóm các nguyên tố chuyển tiếp gồm: Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn. Trong các quá trình địa chất, những nguyên tố chuyển tiếp linh động hơn so với các nguyên tố tr­ường lực mạnh, đặc biệt là đồng và kẽm. Đối với các nguyên tố chuyển tiếp cũng dùng cách chuẩn hoá để thể hiện dưới dạng biểu đồ chân nhện. Thường dùng nhất là biểu đồ với 10 nguyên tố kể trên. Trị số để chuẩn hoá đ­ưa ra ở Bảng 1.3.

Có ba phương pháp thường dùng để chuẩn hoá hàm lượng các nguyên tố, trong đó hai phương pháp thường dùng nhất là chuẩn hoá theo thành phần nguyên thuỷ của manti (PM) và chondrit (Hình 1.3).

 

Hình 1.3. Biểu đồ nguyên tố vết của thành phần vỏ lục địa d­ưới & trên (a)
và bazan đảo đại dư­ơng (OIB) & bazan dãy núi giữa đại dư­ơng (MORB), được chuẩn hoá theo manti nguyên thuỷ (PM) (McDonough và nnk., 1989)

 

 Còn phương pháp thứ ba (Hình 1.4) chuẩn hoá theo bazan dãy núi giữa đại d­ương (MORB). Mỗi biểu đồ chân nhện có trật tự sắp xếp các nguyên tố hơi khác. Ngoài ra, trật tự các nguyên tố của biểu đồ cụ thể được quyết định bởi tập hợp các nguyên tố được phân tích và chất lượng xác định chúng.

Biểu đồ đa nguyên tố được chuẩn hoá theo kiểu thứ nhất và thứ hai dựa trên việc gộp nhóm các nguyên tố không tư­ơng hợp phù hợp với các khoáng vật học manti.

 Về bản chất, các biểu đồ này là biến thể mở rộng của biểu đồ các nguyên tố REE, được chuẩn hoá theo chondrit có bổ sung các nguyên tố khác. Các biểu đồ kiểu này rất hữu ích cho bazan, tuy nhiên có thể sử dụng chúng cho cả đá magma khác, thậm chí cho cả đá trầm tích.