3. Sử dụng tài liệu địa hoá nghiên cứu các đá biến chất trao đổi

Như­ trên đã nêu, trong việc nghiên cứu các đá biến chất trao đổi, điều quan trọng là xác định được lượng vật chất di chuyển đến và đi ra khỏi đá. Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán và được phân ra hai hư­ớng: không chú ý và có chú ý tới độ rỗng của đá. Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu một vài phương pháp tính toán thông dụng nhất.

a. Phương pháp tính đến quan hệ thể tích của các đá nghiên cứu không chú ý độ rỗng

Cơ sở áp dụng các phương pháp là quy tắc thể tích không thay đổi trong biến chất trao đổi (quy tắc Lingren).

Phương pháp Elliss J.

Cơ sở phương pháp là tính số lượng các nguyên tử của các nguyên tố trong thể tích không đổi theo kết quả phân tích hoá học của đá và tỉ trọng của chúng.

Thứ tự tính toán

Tính số lượng các nguyên tử trong 1 cm3 (Ni) theo công thức Ni= Ai.x, ở đây Ai - số lượng nguyên tử của nguyên tố; x - hệ số nghịch đảo, được xác định theo công thức x= 6,0228*1023d/16604, ở đây d-tỉ trọng đá, 6,0228*1023- số Avogadro.

Hàm lượng các oxid tính chuyển ra số nguyên tử của các ion, sau đó theo công thức tính ra số lượng tuyệt đối của các ion trong 1 cm3 của đá bị biến đổi và đá nguyên thuỷ; tìm trị số tuyệt đối và tương đối vật chất di chuyển đi-dến (xem Bảng 4.1). Đôi khi tiến hành xác định "mức độ chặt xít" của các nguyên tử của đá, nó là tỉ số tổng thể tích của tất cả các ion tham gia vào thành phần đá (SVi) và thể tích chung của đá do các ion này choán chỗ (Vv). "Mức độ chặt xít " bằng SVi/Vv. Khi Vv= 1 cm3 độ rỗng của đá bằng không.

Thể tích do các ion của mỗi nguyên tố Vi chiếm chỗ được xác định bằng cách nhân số ion Ni với thể tích vi của ion này; vi = 4,19´ri3, trong đó ri là bán kính ion.

Giá trị "độ chặt xít" của các nguyên tử của đá SVi/Vv đem so sánh với chỉ số chặt xít của Ferbern Pi, chỉ số này bằng 10 lần số thương của phép chia "thể tích nguyên tử " tất cả các nguyên tố của khoáng vật cho thể tích vật chất khoáng vật, chứa số lượng các ion này: Pi = 10SVim/Vvm.

Bằng cách nhân số nguyên tử của mỗi nguyên tố với khối lượng của nguyên tử t­ương ứng (ri), có thể có được hàm lượng mỗi nguyên tố (tính bằng gram) trong 1 cm3. Tổng khối lượng các nguyên tử của tất cả các nguyên tố trong 1 cm3 cần phải tư­ơng ứng tỉ trọng đá: Pi = ri.Ni.

Khả năng áp dụng phư­ơng pháp.

Phương pháp Ellis J. được dùng để tính lượng vật chất di chuyển đi-đến khi biến chất trao đổi của các loại đá khác nhau.

b. Ph­ương pháp tính toán có chú ý độ rỗng của đá

Ph­ương pháp Lindgren là một trong số phư­ơng pháp tính thể tích oxid.

Thứ tự tính toán đ­ược trình bày bằng ví dụ trong Bảng 4.2. Trư­ớc hết tính chuyển tổng hàm lượng khối lượng về 100%.

Tìm hàm lượng mỗi oxid của đá nguyên thuỷ (chư­a bị biến đổi) trong thể tích nào đó (100 cm3, 1000 cm3, 100 dm3, 1 m3,...) bằng cách nhân hàm lượng oxid với tỉ trọng trung bình của đá (dv) và với thể tích V;

Bằng cách tư­ơng tự tìm hàm lư­ợng các oxid của đá bị biến đổi trong cùng thể tích V. Chú ý tổng hàm l­ượng của tất cả các oxid trong đá tính được trong thể tích tính toán phải bằng tích tỉ trọng trung bình của đá với thể tích.

 Sau khi tính toán theo các thao tác đã nêu, ta so sánh từng cặp hàm lượng mỗi một oxid trong đơn vị thể tích của đá nguyên sinh và đá bị biến đổi và chỉ hiệu số bằng dấu (+) khi vật chất đư­ợc vận chuyển đến và bằng dấu (-) khi vận chuyển đi. Tính tổng hàm lư­ợng khối l­ượng các oxid mang đến và mang đi. Hiệu giữa chúng cho biết cân bằng vật chất khi biến chất. Khi tính đúng thì đại lư­ợng cân bằng cần phải đúng bằng tích của thể tích với tỉ trọng trung bình của đá. Sau đó xác định sự tăng hay giảm hàm lư­ợng khối l­ượng của mỗi oxid theo phần trăm so với hàm l­ượng của nó trong đá nguyên thuỷ. Tiếp đến tính vật chất mang đến - mang đi và cân bằng vật chất theo phần trăm (b) so với khối l­ượng vật chất của đá nguyên thuỷ.

Khả năng áp dụng phư­ơng pháp. Phư­ơng pháp thể tích - oxid đư­ợc dùng để đánh giá cân bằng vật chất trong quá trình biến chất trao đổi. Là một trong những phư­ơng pháp đơn giản và chính xác nhất.


Bảng 4.1.  Ví dụ tính toán theo phương pháp Elliss

Oxid

Hàm l­ượng (% khối lư­ợng)

Số l­ượng nguyên tử

Kết quả phân tích

Tính  ra 100%

Đá nguyên thuỷ

Đá bị biến đổi

Đá ng.thuỷ

Đá bị biến đổi

Đá ng.thuỷ

Đá bị biến đổi

Cation

Anion

Cation

Anion

SiO2

48,22

77,50

48,20

77,46

0,8030

1,6060

1,2896

2,5792

TiO2

2,00

0,13

2,00

0,13

0,0250

0,0500

0,0016

0,0032

Al2O3

13,26

11,60

12,25

11,59

0,2410

0,3615

0,2278

0,3417

Fe2O3

5,70

0,61

5,70

0,61

0,0720

0,1080

0,0077

0,0115

FeO

11,74

0,85

11,73

0,85

0,1632

0,1632

0,0118

0,0118

MnO

0,28

0,02

0,28

0,02

0,0390

0,0390

0,0003

0,0003

MgO

6,05

0,15

6,05

0,15

0,1502

0,1502

0,0037

0,0037

CaO

10,40

0,50

10,39

0,50

0,1850

0,1850

0,0089

0,0089

Na2O

2,38

3,317

2,38

3,316

0,0766

0,0383

0,1066

0,0533

K2O

0,47

4,887

0,47

4,884

0,0100

0,0050

0,1037

0,0518

Li2O

-

0,003

-

0,003

-

-

0,0002

0,0001

Rb2O

-

0,013

-

0,013

-

-

0,0003

0,0001

TR2O3

-

0,02

-

0,02

-

-

0,0003

0,0004

P2O5

-

0,03

-

0,03

-

-

0,0004

0,0010

F

-

0,07

-

0,07

-

-

-

0,0037

H2O -

0,20

0,03

0,20

0,03

-

-

-

-

H2O +

0,35

0,35

0,35

0,35

0,0388

0,0194

0,0388

0,0194

S

100,05

100,08

100,00

100,03

1,8038

2,7256

1,8016

3,0901

- O= F2

0,00

-0,03

0,00

-0,03

-

-

-

-0,0019

S

100,05

100,05

100,00

100,00

1,8038

2,7256

1,8016

3,0882

S

-

-

-

-

-

2,7256

-

3,0845

Tiếp Bảng 4.1

Nguyên tố

Số ion trong 1 cm3,         Ni.1019

Mang đến (+), mang đi (-) cho 1 cm3

Bán kính ion ri (nm)

Thể tích ion Vi

Thể tích ion Vi.Ni

 

r

Pi.10-5g

Đá ng.thuỷ

Đá
biến đổi

Hiệu tuyệt đối 1019

% hàm lư­ợng ng.tử trong đá

Đá

ng.thuỷ

Đá
biến đổi

Đá ng.thuỷ

Đá biến đổi

Si

9,204

12,771

+3,567

+38,75

0,39

0,25

2,301

3,193

46,60

428,9

595,1

Ti

0,286

0,016

-0,270

-94,41

0,64

1,09

0,312

0,017

79,55

22,7

1,3

Al

2,762

2,256

-0,506

-18,32

0,57

0,80

2,210

1,805

44,80

123,7

101,1

Fe+3

0,825

0,076

-0,749

-9,08

0,67

1,26

1,039

0,105

92,76

76,5

7,0

Fe+2

1,871

0,111

-1,760

-94,07

0,83

2,39

4,472

0,265

92,76

173,5

10,2

Mn

0,447

0,003

-0,444

-99,33

0,91

3,14

1,404

0,009

91,21

40,8

0,3

Mg

1,722

0,037

-1,685

-97,86

0,78

1,97

3,392

0,073

40,39

69,3

1,5

Ca

2,120

0,088

-2,032

-95,85

1,06

4,99

10,579

0,439

66,56

141,1

5,9

Na

0,878

1,056

+0,178

+20,28

0,98

3,94

3,552

4,161

38,18

33,5

40,3

K

0,115

1,027

+0,912

+793,05

1,33

9,85

1,133

10,116

64,94

7,5

66,7

Li

-

0,002

+0,002

+

0,78

1,97

-

0,004

11,52

-

0,02

Rb

-

0,003

+0,003

+

1,47

13,31

-

0,040

141,88

-

0,4

TR

-

0,003

+0,003

+

1,14

6,20

-

0,012

230,59

-

0,5

P

-

0,004

+0,004

+

0,35

0,18

-

0,001

51,44

-

0,2

F

-

0,0037

+0,0037

+

1,33

9,85

-

0,364

31,54

-

1,2

(OH)

0,445

0,384

-0,061

-13,71

1,40

11,48

5,109

4,408

28,24

12,6

10,8

O

31,241

30,546

-0,695

-2,22

1,32

9,64

30,116

29,446

26,57

-

-

[0-(OH)]

30,796

30,162

-0,634

-2,06

1,32

9,64

29,687

29,076

26,57

818,2

801,4

S

51,471

48,036

-3,436

-6,68

-

-

65,190

54,088

-

1958,5

1643,9

+S

-

-

+4,705

+9,14

 

 

 

 

 

 

 

-S

-

-

-8,142

-15,82

 

 

 

 

 

 

 

±S

-

-

-3,437

-6,68

 

 

 

 

 

 

 

dng.thuỷ= 3,16;  xng.thuỷ= 3,16x6,0228´1023/166,04x100 = 11,462x1029; "Độ chặt xit": (SVi /Vv)ng.thuỷ=  0,652 =  65,2%

db.đổi= 2,73;  xb.đổi=  9,903x1010                                                                                     (SVi /Vv)b.đổi= 54,1%


 

Bảng 4.2. Ví dụ tính toán theo phương pháp Lindgren

 

Hàm lư­ợng khối lư­ợng (%)

Hàm lượng các oxid trong 10cm3
(g)

Mang đến (+), mang đi (-) trong 10cm3 (g)

Kết quả phân tích

Tính chuyển ra 100%

Đá ng/thuỷ

Đá
biến đổi

Đá
ng/thuỷ

Đá
biến đổi

Đá ng/thuỷ

Đá
biến đổi

Đá ng/thuỷ

Đá
biến đổi

SiO2

0,77

36,07

0,77

36,95

21,9

1315,4

+1293,5

-5906,4

TiO2

0,03

0,06

0,03

0,06

0,8

2,1

+1,3

+162,5

Al2O3

0,17

0,41

0,17

0,42

4,8

14,9

+10,1

+210,4

Fe2O3

0,06

27,3

0,06

27,96

1,7

995,4

+993,7

+5842,9

FeO

0,02

0,15

0,02

0,15

0,6

5,3

+4,7

+783,3

MnO

0,05

0,18

0,05

0,18

1,4

6,4

+5,0

+357,1

MgO

0,56

1,29

0,56

1,32

15,9

47,0

+31,1

+195,6

CaO

55,20

30,94

55,6

31,68

1563,7

1127,8

-435,9

-27,9

P2O5

0,02

0,09

0,02

0,09

0,6

3,2

+2,6

+433,4

CO2

43,37

1,16

43,26

1,19

1228,6

42,4

-1186,2

-96,6

+S

-

-

-

-

-

-

+2342,0

+82,5

-S

-

-

-

-

-

-

-1622,1

-57,1

S

100,25

97,65

100,00

100,00

 

3559,9

+719,9

+25,3

d

2,87

3,83

 

 

 

 

 

 

dv

2,84

3,56

 

 

 

 

 

 

b

1,1%

7,1%