5.2. Các biểu đồ phân biệt
các trầm tích hạt vụn sử dụng nguyên tố vết
Biểu đồ phân bố các nguyên tố đất hiếm trong trầm tích
Trong quá trình thành đá,
REE có tính ỳ nên được tích tụ trong các trầm tích. Hàm lượng của chúng phụ
thuộc một mặt vào bản thân thành phần lục nguyên, mặt khác vào nước biển, được
thể hiện ở số lượng vật chất phi carbonat và tổng lượng vật chất carbonat,
sulphat và muối. Hàm lượng các lantanoid nhẹ được tăng lên cùng với lượng vật
chất phi carbonat. Trong khi đó các đá có nguồn gốc hoá học thuần tuý hơn lại
chứa lượng REE ít hơn, nhưng lantanoid nặng tăng lên. Thành phần và hàm lượng
REE chủ yếu thể hiện đặc điểm hoàn cảnh trầm tích, mà không thể hiện ảnh hưởng
của các nguồn vật liệu.
Khi nghiên cứu sự phân bố
REE trong các đá trầm tích thường tiến hành chuẩn hoá theo các chuẩn trầm tích
(Bảng 3.4). Hỗn hợp đá phiến sét Bắc Mỹ (NASC: North American Shale Composite),
trong đó các số liệu của Gromet và nnk (cột 5, Bảng 3.1) được khuyến cáo nên
dùng. Thay cho NASC, có thể dùng trung bình đá phiến sét châu Âu (ES) và trung
bình các đá trầm tích Australia sau Arkei (PAAS). Một số tác giả dùng thành
phần trung bình của vỏ lục địa trên để chuẩn hoá thành phần các đá trầm tích,
đặc biệt còn chuẩn hoá theo chondrit.
Bảng 3.4. Thành phần trầm
tích chuẩn để chuẩn hoá REE trong các đá trầm tích (theo Rollingson, 1995)
Ng/tố (ppm) |
NASC |
NASC |
NASC |
NASC |
NASC |
ES |
PAAS |
Vỏ trên |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
La |
39,00 |
32,00 |
32,00 |
31,10 |
31,100 |
41,10 |
38,200 |
30,00 |
Ce |
76,00 |
70,00 |
73,00 |
66,70 |
67,033 |
81,30 |
79,600 |
64,00 |
Pr |
10,30 |
7,90 |
7,90 |
|
|
10,40 |
8,830 |
7,10 |
Nd |
37,00 |
31,00 |
33,00 |
27,40 |
30,400 |
40,10 |
33,900 |
26,00 |
Sm |
7,00 |
5,70 |
5,70 |
5,59 |
5,980 |
7,30 |
5,550 |
4,50 |
Eu |
2,00 |
1,24 |
1,24 |
1,18 |
1,253 |
1,52 |
1,080 |
0,88 |
Gd |
6,10 |
5,21 |
5,20 |
|
5,500 |
6,03 |
4,660 |
3,80 |
Tb |
1,30 |
0,85 |
0,85 |
0,85 |
0,850 |
1,05 |
0,774 |
0,64 |
Dy |
|
|
|
|
5,540 |
|
4,680 |
3,50 |
Ho |
1,40 |
1,04 |
1,04 |
|
|
1,20 |
0,991 |
0,80 |
Er |
4,00 |
3,40 |
3,40 |
|
3,275 |
3,55 |
2,850 |
2,30 |
Tm |
0,58 |
0,50 |
0,50 |
|
|
0,56 |
0,405 |
0,33 |
Yb |
3,40 |
3,10 |
3,10 |
3,06 |
3,113 |
3,29 |
2,820 |
2,20 |
Lu |
0,60 |
0,48 |
0,48 |
0,456 |
0,456 |
0,58 |
0,433 |
0,32 |
Y |
|
27,00 |
|
|
|
31,80 |
27,00 |
22,00 |
Ghi chú: (1) Hỗn hợp đá phiến sét Bắc Mỹ (Haskin và
Frey, 1966); (2) Hỗn hợp đá phiến sét Bắc Mỹ (Haskin và Haskin, 1966); (3) Hỗn
hợp đá phiến sét Bắc Mỹ (Haskin và nnk., 1968); (4) Hỗn hợp đá phiến sét Bắc Mỹ
(Gromet và nnk., 1984) – INAA; (5) Hỗn hợp đá phiến sét Bắc Mỹ (Gromet và nnk.,
1984) – khuyến cáo sử dụng; (6) Trung bình đá phiến sét châu Âu (Haskin và
Haskin, 1966); (7) Trung bình đá trầm tích sau Arkei, Australia (Taylor và
McLennan, 1989)
Các biểu đồ Bhtia và Crook
xác định bối cảnh kiến tạo trầm tích grauwack
Trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm REE trong cát kết grauwack ở Đông Australia, đã thiết lập một loạt biểu đồ
xác định các bối cảnh kiến tạo của các bồn trầm tích khác nhau: cung đảo đại
dương, cung đảo lục địa, rìa lục địa tích cực và rìa lục địa thụ động. Nhìn
chung grauwack thuộc cung đảo đại dương có hàm lượng La, Th, U, Zr rất thấp,
các tỉ lệ La/Sc, La/Th, Ti/Zr, Zr/Th cao. Còn đối với grauwack cung đảo lục
địa, đặc trưng hàm lượng La, Th, U, Zr, và Nb cao. Thường dùng các biểu đồ
La-Th (Hình 3.7), Ti/Zr- La/Sc, La/Y-Sc/Cr (Hình 3.8a, b) Các trầm tích của rìa
lục địa tích cực và thụ động được phân biệt rõ ràng trên các biểu đồ
Th–Sc–Zr/10 và Th–Co–Zr/10 (Hình 3.9). Grauwack, được thành tạo ở rìa lục địa
thụ động, có hàm lượng Zr tăng cao, đồng thời tỉ lệ Zr/Th cao và Ba, Rb, Sr và
Ti/Zr thấp so với các trầm tích thuộc rìa lục địa tích cực.
Hình 3.8. Các biểu đồ của Bhtia phân loại các bối cảnh trầm tích grauwack. Các trường: A- cung đảo đại dương;
B- cung đảo lục địa; C- Rìa lục địa tích cực và D-
rìa lục địa thụ động
Kết luận lại, việc nghiên
cứu thành phần hoá học các đá trầm tích cho phép giải quyết nhiều vấn đề về
nguồn gốc:
·
Trước
hết, nhờ hệ thống các modul thạch hoá, có thể phân loại, phục hồi lại đặc tính
thạch sinh nguồn vật liệu, tái lập đặc điểm hoá lí và địa động lực trầm tích;
·
Nhờ
các biểu đồ về nguồn gốc, có thể phân loại chi tiết hơn các kiểu đá, có thể
hiểu rõ hơn về đặc điểm tướng và bối cảnh kiến tạo của trầm tích;
Nghiên
cứu sự phân bố nguyên tố đất hiếm là một hướng mới trong nghiên cứu các đá trầm
tích. Đáng chú ý là những biểu đồ của Bhtia và nnk. giúp ích rất nhiều trong
việc tìm hiểu bối cảnh kiến tạo của lúc hình thành bồn trầm tích.