TIỀM NĂNG HYDRAT
KHÍ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRA TẠI VÙNG BIỂN
VIỆT
VŨ
TRƯỜNG SƠN1, ĐỖ TỬ CHUNG1,
TRỊNH NGUYÊN TÍNH1, NGUYỄN BIỂU2,
NGUYỄN
ĐỨC THẮNG2, TRẦN NGHI3, VĂN
ĐỨC NAM1.
1Trung tâm Địa chất
và Khoáng sản biển,
2Tổng hội Địa chất Việt
Nam, 3Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội
Tóm tắt:
Hydrat
khí (GH) là nguồn năng lượng mới đang
được rất nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm vì trữ lượng khổng lồ và khả
năng tác động tới biến đổi khí hậu
toàn cầu của nó. Việc nghiên cứu GH đã
được các nước trên thế giới bắt
đầu vào những năm 70 của thế kỷ 20. Hiện
nay đã có hơn 90 nước trên thế giới đang
tiến hành các chương trình nghiên cứu, điều
tra GH ở các mức độ khác nhau và công nghệ nghiên
cứu, điều tra, đánh giá tiềm năng GH trên thế
giới đã được hoàn thiện. Tại Canada, GH
đã được khai thác thử nghiệm tại mỏ
Mallick từ năm 2002 đến 2008. Các nước khác
như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng
đang có các chương trình quốc gia nghiên cứu, phát
triển GH với mục tiêu khai thác thương mại
trong tương lai gần. Biển Đông Việt Nam là
nơi có tiềm năng GH được dự đoán
đứng hàng thứ 5 ở châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam
chưa đầu tư thích đáng cho công tác điều
tra, nghiên cứu tiềm năng loại hình tài nguyên này. Gần đây, nhiệm vụ điều
tra, nghiên cứu GH được phân
công chủ yếu cho Tổng cục Biển và Hải
đảo Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Bài báo này
đánh giá sơ bộ tiềm năng GH tại vùng biển
và thềm lục địa Việt Nam, dựa trên các tài
liệu nghiên cứu về điều kiện và tiền
đề hình thành GH, các dấu hiệu liên quan đến
GH tại vùng biển và thềm lục địa Việt
Nam của các nhà khoa học trong và ngoài nước; đồng
thời cũng đưa ra định hướng trong
nghiên cứu, điều tra GH trong vùng biển Việt Nam.