TIN ĐỊA CHẤT:

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG ASEAN VỀ KHOÁNG SẢN

 VÀ CÁC HỘI NGHỊ LIÊN QUAN TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

Bộ Tài nguyên và Môi trường đă phối hợp với các cơ quan, Ban, Ngành tổ chức thành công các Hội nghị ASEAN về khoáng sản từ ngày 06 đến ngày 09/12/2011, tại Hà Nội.

Các Hội nghị ASEAN về Khoáng sản năm 2011 gồm: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Khoáng sản lần thứ 3 (AMMin3), Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về Khoáng sản lần 11 (ASOMM 11), Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản với 3 nước đối thoại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc lần thứ 4 (ASOMM+3) và 4 Hội nghị nhóm công tác ASEAN về Khoáng sản lần thứ 8.

Hội nghị ASOMM ra đời dựa trên đề xuất của Chính phủ Indonesia và Ban thư kư ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tổ chức tháng 12 năm 1995 ở Bangkok, Thái Lan. Tại đây, các nhà lănh đạo ASEAN đă thông qua Chương tŕnh hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản giai đoạn 1996-1998, đồng thời xác định những mục tiêu hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực này và thông qua định hướng thành lập cơ sở dữ liệu về khoáng sản ASEAN. Hội nghị ASOMM lần thứ nhất họp ngày 22-24/10/1996 tại Bali, Indonesia. Tại ASOMM3 tổ chức vào tháng 4 năm 2011 tại Bruney, cuộc họp lần thứ nhất của 4 nhóm công tác ASEAN về khoáng sản đă diễn ra gồm: Nhóm công tác về Tăng cường năng lực trong lĩnh vực khoáng sản; nhóm công tác về Cơ sở dữ liệu và Thông tin khoáng sản; nhóm công tác về Khai thác và Chế biến khoáng sản thân thiện với môi trường (nay là nhóm công tác về Phát triển bền vững khoáng sản) và nhóm công tác về Thương mại và Đầu tư khoáng sản. Trong khuôn khổ ASOMM7 tổ chức tháng 8 năm 2005 tại Kuching, Malaisia, AMMin lần thứ nhất thành công tốt đẹp. Bên cạnh ASOMM8 ngày 6 tháng 8 năm 2007 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, ASOMM+3 lần thứ nhất được tổ chức.

Theo thông lệ ASEAN, các Hội nghị nhóm, ASOMM và ASOMM+3 được tổ chức hàng năm, AMMin tổ chức 2 năm/lần, luân phiên tại các nước ASEAN. Đây là diễn đàn để các nước thành viên ASEAN thảo luận nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển công nghiệp khai khoáng trong khu vực ASEAN.

Thực hiện Nghị Quyết 02/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 25/4/2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nh́n đến năm 2030, Việt Nam đă đề xuất những nội dung theo định hướng sau: Di sản địa chất; nghiên cứu địa chất - khoáng sản biển; nghiên cứu, t́m kiếm và thăm ḍ khoáng sản ẩn sâu; trao đổi mẫu vật và xuất bản phẩm địa chất; hội nghị định kỳ về khoa học địa chất và khoáng sản.

Các Hội nghị ASEAN về khoáng sản tại Việt Nam năm 2011 đă được tổ chức thành công tốt đẹp, được bạn bè quốc tế và trong nước đánh giá cao, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các Hội nghị tập trung thảo luận, thúc đẩy 6 định hướng chính là: Đảm bảo phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản; Đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư khoáng sản; Thúc đẩy hợp tác, xây dựng chính sách, tiêu chuẩn cho hoạt động khai khoáng đạt hiệu quả tốt nhất nhằm tăng cường năng lực và thể chế trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; Xúc tiến diễn đàn đối thoại tư nhân ASEAN về khoáng sản; Khuyến khích mở rộng hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế về khoáng sản.

Tại AMMin3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đă đến dự và khai mạc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực khoáng sản trong phát triển kinh tế và xă hội tại các nước thành viên ASEAN. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng nêu bật yêu cầu phải giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng của ngành công nghiệp này. Thông qua trao đổi thông tin và xây dựng năng lực giữa các nước thành viên ASEAN, Phó Thủ tướng cho rằng ngành công nghiệp khai khoáng sẽ được phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng khuyến khích các nước thành viên ASEAN hài ḥa chính sách thương mại và đầu tư để thu hút nhiều hơn nguồn lực cho ngành khai khoáng, đặc biệt là chế biến khoáng sản.

Các nước thành viên ASEAN đă hợp tác với các Đối tác Đối thoại thực hiện thành công nhiều hoạt động xây dựng năng lực, trong đó có: a) Chương tŕnh Xây dựng Năng lực và Đào tạo liên quan đến cải tạo và phục hồi Đất mỏ bỏ hoang bao gồm Quản lư và xử lư nước thải; b) Chương tŕnh đào tạo về Thu hồi và Tái chế khoáng sản / kim loại cho các quan chức của Chính phủ; c) Hội thảo Phát triển bền vững về tài nguyên khoáng sản; d) Khóa đào tạo về quản lư An toàn mỏ và Y tế; e) Khóa đào tạo về quản lư môi trường khai thác mỏ; f) Đào tạo về Cải tạo và Phục hồi Đất mỏ bỏ hoang Bao gồm Quản lư và xử lư nước thải và g) Hội thảo về Chia sẻ thông tin địa chất giữa các nước ASEAN +3 (APT).

Hội nghị đă thảo luận tầm quan trọng của một Hệ thống Cơ sở dữ liệu và Thông tin về khoảng sản của ASEAN trong việc tạo ra cách tiếp cận tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp và công chúng trong khai thác thông tin về cơ hội thương mại trong khoáng sản, các chính sách liên quan, đồng thời thúc đẩy đầu tư trong và liên ASEAN trong lĩnh vực khoáng sản.

Nhằm tăng cường hơn nữa đóng góp của ngành khoáng sản vào việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các Bộ trưởng đă ra Tuyên bố Hà Nội Kết nối Bền vững ASEAN về Khoáng sản. Các Bộ trưởng cũng đă thông qua Kế hoạch Hành động Hợp tác ASEAN về Khoáng sản (AMCAP) 2011-2015 với chủ đề "Sáng kiến ​​Khu vực Khoáng sản Năng động v́ một ASEAN thịnh vượng". Là sự kế thừa Biểu Đánh giá Hợp tác ASEAN về Khoáng sản 2009-2011, AMCAP 2011-2015 sẽ tập trung vào các chiến lược sau đây: thúc đẩy chia sẻ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, thúc đẩy phát triển khoáng sản bền vững về môi trường và xă hội và tăng cường năng lực thể chế và con người trong khu vực ASEAN về khoáng sản. Các Bộ trưởng ghi nhận Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp Khai khoáng (EITI) và đồng ư có các hoạt động nâng cao năng lực về sáng kiến này trong khuôn khổ AMCAP.

Các Bộ trưởng hài ḷng với các hoạt động hợp tác thực hiện trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao câp ASEAN+3 (ASOMM+3). Các Bộ trưởng đánh giá cao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc v́ những đóng góp đáng kể và sự hỗ trợ liên tục của các nước này thông qua hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên ASEAN trong việc thực hiện các biện pháp đă đồng ư trong khuôn khổ Biểu Đánh giá Hợp tác Cộng đồng kinh tế ASEAN về Khoáng sản 2009-2011.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng ASEAN về Khoáng sản đă cùng nhau thống nhất và kư kết Tuyên bố Hà Nội với mong muốn tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực khoáng sản v́ sự thịnh vượng của ASEAN.

Một số h́nh ảnh diễn ra trong Hội nghị ASOMM:

Description: E:\Tin tuc - dgmv.gov.vn\Van phong - DGMV\22122011 Hoi nghi ASOMM 11 qua anh\Thu truong Bo TN&MT Nguyen Linh Ngoc.jpg

Description: E:\Tin tuc - dgmv.gov.vn\Van phong - DGMV\22122011 Hoi nghi ASOMM 11 qua anh\Pho Chu tich UBND TP HN Vu Hong Khanh.jpg

Ảnh 1. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc phát biểu khai mạc Hội nghị ASOMM11.

Ảnh 2. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh phát biểu chào mừng Hội nghị ASOMM11.

 

 

Ảnh 3. Trưởng đoàn tham dự Hội nghị SOMM11 chụp ảnh lưu niệm.

Ảnh 4. Ngài Widjajono Partowidagdo, Thứ trưởng, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, Phó chủ tịch AMMin3.

 

 

Ảnh 5. Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn, Chủ tịch ASOMM11 phát biểu khai mạc ASOMM+3.

Ảnh 6. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch AMMin3 trả lời phỏng vấn  bên lề Hội nghị.

Description: E:\Tin tuc - dgmv.gov.vn\Van phong - DGMV\22122011 Hoi nghi ASOMM 11 qua anh\chuoi 7.jpg

Ảnh 7. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu khai mạc AMMin3.

Ảnh 8. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chụp ảnh lưu nhiệm với các trưởng đoàn AMMin3.

TUYÊN BỐ HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHOÁNG SẢN V̀ SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA ASEAN

(Tóm tắt nội dung chính)

TÁI KHẲNG ĐỊNH Tuyên bố Manila cam kết tăng cường hợp tác khoáng sản ASEAN với 6 định hướng chính sách: 1) Đảm bảo phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên; 2) Đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư khoáng sản; 3) Thúc đẩy hợp tác phát triển hướng dẫn và tiêu chuẩn cho chính sách Thực hành khai khoáng tốt nhất của ASEAN; 4) Tăng cường nhân lực và thể chế trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; 5) Xúc tiến diễn đàn đối thoại ASEAN về khoáng sản; 6) Khuyến khích hợp tác và tiếp cận chung trong các diễn đàn khu vực và quốc tế về khoáng sản.

CAM KẾT thực hiện đúng hạn các chương tŕnh và hoạt động hợp tác chính được đề cập đến trong Bản Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về Khoáng sản 2011 – 2015 (AMCAP 2011-2015).

ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN ASEAN:

ĐẢM BẢO không ngừng phát triển và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách bền vững về môi trường và xă hội trong khu vực ASEAN nhằm tối đa hóa lợi ích của cộng đồng và kinh tế quốc gia, hỗ trợ chống lại khủng hoảng tài chính toàn cầu;

ĐẨY MẠNH thương mại và đầu tư khoáng sản thông qua chia sẻ thông tin về các ưu đăi/luật định hiện hành, cân đối hóa các quy định và ưu đăi, đơn giản hóa và hỗ trợ quan hệ đối tác giữa lĩnh vực tư nhân và nhà nước, nhằm gắn kết các nỗ lực về chính sách hội nhập khu vực với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp ASEAN, góp phần đưa ASEAN tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu.

THÚC ĐẨY xây dựng, vận hành, duy tŕ và đẩy mạnh hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu khoáng sản ASEAN, chia sẻ thông tin tài nguyên và thương mại khoáng sản, trao đổi kiến thức và thực tiễn tốt nhất để nâng cao hợp tác ASEAN về khoáng sản;

TĂNG CƯỜNG năng lực thể chế, nhân sự và công nghệ trong lĩnh vực khoáng sản và địa chất ASEAN nhằm đảm bảo quản lư và sử dụng hợp lư tài nguyên địa chất và tài nguyên khoáng sản;

KHUYẾN KHÍCH hợp tác và tiếp cận chung trong các diễn đàn khu vực và quốc tế liên quan đến khoáng sản, như hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái B́nh Dương (APEC), Hội nghị Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững.