TRIỂN VỌNG HYDRAT KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG

NGUYỄN ĐỨC THẮNG 2, VŨ TRƯỜNG SƠN1, NGUYỄN BIỂU2,

VĂN ĐỨC NAM1, NGUYỄN ĐỨC MINH NGỌC1

1.Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam,2 Tổng hội Địa chất Việt Nam

Tóm tắt: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng ngày càng trở nên cấp bách và nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu khí, đá cháy... ngày càng cạn kiệt thì hydrat khí (GH) được thế giới xác định sẽ là nguồn năng lượng mới, thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. GH thường tồn tại ổn định trong điều kiện độ sâu nước biển trên 500 m tương ứng với áp suất thủy tĩnh >50 atm. Vùng GH ổn định thường ở vài trăm mét dưới mặt đáy biển ở vùng sườn lục địa. Nhiều quốc gia có biển trên thế giới đã quan tâm đặc biệt và đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứuđiều tra và đánh giá tiềm năng loại hình tài nguyên này.

Theo đánh giá của Sở Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam nằm trong nhóm có tiềm năng trung bình về GH ở châu Á, gồm có (theo thứ tự giảm dần): Philippines, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Pakistan. Bài báo này sẽ khái quát về tiềm năng của tài nguyên GH trên biển Đông Việt Nam và đề xuất các định hướng nghiên cứu, điều tra, đánh giá và tiến tới khai thác  trong tương lai.

 

 (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)