ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÁY BIỂN VÙNG BIỂN VIỆT NAM (0-100 m NƯỚC) VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC BỀN VỮNG

VŨ TRƯỜNG SƠN1, HOÀNG ANH KHIỂN2, TRỊNH NGUYÊN TÍNH1, ĐỖ TỬ CHUNG1,

LÊ ANH THẮNG1, VĂN ĐỨC NAM1

1 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

2 Tổng hội Địa chất Việt Nam

Tóm tắt: Hiện nay, nhu cầu về vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng tăng nhanh để phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là nhu cầu cát san lấp phục vụ xây dựng các công trình ven biển (khu công nghiệp, cảng biển, đê biển...). Nắm bắt được tình hình này, từ năm 1991 đến nay, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã tiến hành điều tra, đánh giá triển vọng VLXD ở biển Việt Nam ( 0-100 m nước). Kết quả thực hiện các đề án, dự án của Trung tâm cho thấy vùng biển ven bờ Việt Nam có tiềm năng lớn về cát sạn sỏi làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu san lấp. Hiện nay, khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam chủ yếu được khai thác từ các lòng sông hiện đại đang dần cạn kiệt và đã gây ra rất nhiều hậu quả xấu, đặc biệt là xói lở bờ sông và ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, nguồn VLXD khai thác trên đất liền chắc chắn sẽ không đủ để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, Nhà nước cần có các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này, phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.