VŨ TRƯỜNG SƠN1, NGUYỄN ĐỨC
THẮNG2, ĐỖ TỬ CHUNG1,
TRỊNH NGUYÊN TÍNH1, NGUYỄN BIỂU2,
HOÀNG ANH KHIỂN2, TRẦN VĂN TRỊ2,
PHAN TRỌNG TRỊNH3, NGUYỄN THẾ HÙNG4,
VĂN ĐỨC NAM1,
LÊ ANH THẮNG1,
NGUYỄN ĐỨC MINH NGỌC1
1 Trung
tâm Địa chất và Khoáng sản biển, Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam.
2 Tổng hội Địa
chất Việt Nam, 3 Viện Địa chất,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
4 Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam.
Tóm tắt: Hydrat khí (GH) là dạng tài nguyên năng lượng rất
mới đối với hoạt động điều
tra, nghiên cứu địa chất ở Việt Nam. Chính
v́ vậy việc xác định các tiền đề, dấu
hiệu địa chất có liên quan đến GH tại
biển Đông Việt Nam nói chung và vùng Phú Khánh và Tư
Chính - Vũng Mây (PK-TCVM) nói riêng có ư nghĩa đặc biệt
quan trọng. Xuất phát từ kinh nghiệm nghiên cứu,
điều tra và thăm ḍ của các nước trên thế
giới, cũng như số liệu điều tra từ
những nước thuộc khu vực Đông Á ta thấy
một bức tranh đầy đủ, sinh động về
các điều kiện áp suất, nhiệt độ, độ
sâu đáy biển, địa tầng, trầm tích tầng
mặt, tầng nông, cấu
trúc địa chất, bối cảnh kiến tạo, nguồn
gốc ... và môi trường thành tạo, tích tụ GH. Những
dữ liệu về các điều kiện trên là cơ sở
liên hệ, đối sánh với bối cảnh của biển
Đông Việt Nam và vùng nghiên cứu PK-TCVM, giúp ta dự
đoán các diện tích có thể có triển vọng GH, định
hướng cho công tác nghiên cứu, điều tra ở
giai đoạn điều tra đánh giá tiềm năng GH.