GS.TSKH VŨ KHÚC - MỘT TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG  KHOA HỌC XUẤT SẮC


Cứ vào đầu giờ làm việc của các ngày chẵn trong tuần, dù nắng hay mưa người ta  thường gặp một người cao niên nhưng tráng kiện phóng xe máy từ bên kia cầu Chương Dương đến 6 Phạm Ngũ Lăo làm việc. Người cao niên đó là GS TSKH Đặng Vũ Khúc, đă nghỉ hưu vài chục năm nay và ngày 12/4/2011 này ông tṛn 80 tuổi đời; bạn bè đồng nghiệp cũng như trong những công tŕnh khoa học người ta quen với tên ông là Vũ Khúc.

Nh́n GS Vũ Khúc, không ai nghĩ ông đă trải qua 80 xuân, v́ trông ông vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn và đặc biệt tính cách ông trẻ trung, rất yêu thể thao và vẫn say mê công việc. Mọi người nhận thấy rất rơ ở ông: t́nh yêu đối với  khoa học, hết ḷng v́ nghề nghiệp. Không phải lương bổng hoặc phụ cấp mà chính sự say mê khoa học và nếp yêu lao động đă thôi thúc ông không ngừng làm việc dù ở bất cứ điều kiện nào.

Hơn 60 năm lao động miệt mài và hăng say trên nhiều lĩnh vực,  GS Vũ Khúc đă cống hiến cho đời nhiều thành quả mà bạn bè, đồng nghiệp hết sức trân trọng. 

Mới 17 tuổi đời,  chàng thanh niên Vũ Khúc đă là một cán bộ của văn pḥng Khu đoàn Thanh Niên Cứu quốc Liên khu Việt Bắc (1948). Tiếp đó, sau khóa học Kỹ thuật Giao thông (1952 - 1953) Vũ Khúc tham gia khảo sát và xây dựng con đường chiến lược phục vụ cho các chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào – đường Vạn Yên  Xồm Lồm (Sơn La) và đường Sầm Nưa Bản Ban (Thượng Lào). Với công sức lao động gian khó trong điều kiện chiến tranh ở núi rừng Tây Bắc và Thượng Lào để xây dựng con đường chiến lược huyết mạch này, anh đă được góp phần xứng đáng của ḿnh vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Là một thanh niên trẻ có học, có thành tích trong kháng chiến chống xâm lược Pháp, năm 1957  Vũ Khúc được về học trường Đại học Bách khoa mới thành lập năm trước. Dưới mái trường đại học, anh sinh viên Vũ Khúc không những học giỏi c̣n là một cây văn nghệ và thể thao nổi đ́nh đám của Khoa và Nhà trường Bách khoa thuở đó. Trong mọi buổi sinh hoạt lớp của khóa II Khoa Mỏ Luyện kim, khi có Vũ Khúc không khí đều vui nhộn hẳn lên do tài khuấy động văn nghệ của anh. Những ngày thực tập địa chất tại thực địa, tài hoạt động văn nghệ của Vũ Khúc khiến cả thầy và tṛ quên những mệt nhọc sau những lộ tŕnh trèo đèo lội suối. Giọng hát quyến rũ và động tác lắc đầu nghệ thuật rất nghệ sĩ của anh luôn luôn cuốn hút bạn bè và các thầy trong những buổi sinh hoạt tập thể của lớp dù ở trường hay ngoài thực địa.

Hoàn thành khóa học, kỹ sư Vũ Khúc có may mắn được tiếp cận với các chuyên gia Liên Xô đang giúp Việt Nam thành lập bản đồ Địa chất 1:500.000 Miền Bắc Việt Nam (1961-1965). Có thể nói đây là quăng thời gian bắt đầu lao động khoa học đầy hào hứng của KS Vũ Khúc. Anh được biên chế vào Đội khảo sát do Tiến sĩ khoa học A.E. Dovjikov hướng dẫn và anh trở lại với địa bàn Tây Bắc Bộ quen thuộc. Nghề địa chất vốn có nhiều điều lư thú, nhưng cũng luôn phải đương đầu với nhiều gian nan và mạo hiểm. Điều này đối với chàng KS trẻ Vũ Khúc, nhiệt huyết và sự khám phá trong anh dường như được tăng thêm. Tiếp xúc với anh, đồng nghiệp cảm thấy nghề Địa chất dường như trở nên sống động. Gặp anh, bạn bè luôn luôn cảm nhận chất hấp dẫn của nghề mà anh đang theo đuổi. Tại mỗi vết lộ anh quan sát cẩn trọng, ghi chép tỉ mỉ, vận dụng kiến thức một cách thông minh để phân tích và xử lư; cùng đồng nghiệp trong các cuộc hành tŕnh anh không nề hà bất cứ khó khăn vất vả nào, luôn gương mẫu gánh vác những công việc nặng nhọc. Câu chuyện một ḿnh anh vác qua đèo chiếc thuyền cao su vốn phải hai người khiêng, đă một thời được truyền tụng ở Đoàn Địa chất 20 thuở đó. Sự thông minh, đức tính đam mê khoa học và không ngại khó của anh đă nhanh chóng lọt vào mắt xanh của người thầy Liên Xô A.E. Dovjikov và anh đă được thầy hết ḷng chỉ bảo trong nghiệp vụ. T́nh thầy tṛ giữa thầy và anh bền vững hiếm có và chính anh là người đă ở bên cạnh thầy vào những phút lâm chung của thầy ở thành phố mang tên Lênin.

Thật khó có thể kể ra hết các thành tích của tấm gương lao động sáng tạo và quên ḿnh của Vũ Khúc trong thời kỳ này. Nhưng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và tấm huân chương Lao động duy nhất cho cá nhân được trao cho Vũ Khúc về công tŕnh thành lập Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam (1961-1965) đă nói lên tất cả.

Bước ngoặt trong cuộc đời làm khoa học của Vũ Khúc cũng được xác định trong thời kỳ lập bản đồ Địa chất Miền Bắc Việt Nam. Theo định hướng của chuyên gia A.E. Dovjikov, Vũ Khúc cùng một vài cán bộ địa chất trẻ có tŕnh độ đại học được chọn để đi vào nghiên cứu một khoa học mới lạ – Cổ sinh vật học, một ngành khoa học hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam lúc bấy giờ. Người làm cổ sinh vừa phải có kiến thức địa chất, vừa có hiểu biết về sinh học, nhưng yêu cầu thứ hai này lại là một thử thách đối với Vũ Khúc. Anh lại lao vào học thêm kiến thức về sinh học và anh đă thành công, năm tháng miệt mài nghiên cứu đă đưa anh trở thành một trong những nhà khoa học đầu ngành của Cổ sinh và Địa tầng học Việt Nam.

Cuộc đời khoa học của Vũ Khúc gắn liền với cổ sinh vật học và địa tầng học từ những năm 60 của thế kỷ trước cho đến khi nghỉ hưu. Thành quả của mấy chục năm lao động bền bỉ và sáng tạo của GS Vũ Khúc đă để lại cho đời cả trăm công tŕnh khoa học về Cổ sinh và Địa tầng được công bố trên các Tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

Nói về những thành công trong nghiên cứu khoa học của GS Vũ Khúc trước hết phải kể đến những kết quả nghiên cứu về hoá thạch Thân mềm Mesozoi. Nghiên cứu của Vũ Khúc về hóa thạch Thân mềm là nền tảng vững chắc cho việc phân chia hợp lư địa tầng Trias trong bản đồ địa chất các tỷ lệ khác nhau của Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu và phân chia, đối sánh địa tầng Jura tướng biển mà các nhà địa chất Việt Nam đạt được cũng bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu Cúc đá do chính Vũ Khúc tiến hành trong nhiều năm. Ông đích thân nghiên cứu, mô tả hàng trăm loài Chân ŕu, Cúc đá tuổi Trias và Jura, hàng loạt loài mới của các nhóm hoá thạch này thuộc quyền tác giả của Vũ Khúc. Cao hơn nữa, ông là tác giả của 8 giống hoá thạch Thân mềm mới, được sử dụng rộng răi trong địa chất Việt Nam và được đồng nghiệp nước ngoài thừa nhận v́ cơ sở khoa học của chúng được tác giả chứng minh hoàn chỉnh. Đó là các giống và phân giống Vietnamicardium (1977), Songdaella (1977), Langvophorus (1977), Mesoneilo (1977), Mesopinna (1984), Daonellopecten (1984), Veteranella (Gonioleda) (1984) Costatoria (Napengocosta) (1991) của lớp Chân ŕu và Tongdzuyites (2000), Dalaticeras (2000) của lớp Chân đầu.

Tất cả những công tŕnh nghiên cứu liên tục trong nhiều năm của Vũ Khúc đều nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tế địa chất Việt Nam. Luận án Tiến sĩ (1976) và Tiến sĩ khoa học (1990) của ông cũng lấy đề tài từ những vấn đề thực tiễn về địa tầng và cổ địa lư Trias Việt Nam.

Với vai tṛ chủ biên hoặc đồng chủ biên của ông, nhiều sách chuyên khảo về địa chất và Cổ sinh - Địa tầng của Việt Nam được ấn hành, được giới đồng nghiệp trong và ngoài nước sử dụng rộng răi, trong số đó trước hết phải kể đến các sông tŕnh sau đây.

­  Hoá thạch chỉ đạo địa tầng Trias miền Bắc Việt Nam. Hà Nội (1965);

­  Hoá thạch đặc trưng ở Miền Nam Việt Nam. Hà Nội (1984);

­  Địa chất Việt Nam. Tập I. Địa tầng (Hà Nội  1990);

­  Paleontological atlas of Việt Nam. Vol.3. Mollusca (Hà Nội 1991);

­  Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam (Hà Nội  2000);

­  Các phân vị địa tầng Việt Nam (Hà Nội  2005);

­  Stratigraphic Units of Viet Nam (Ha Noi 2006);

­  Địa chất và tài nguyên Việt Nam (Hà Nội  2009).

Một trong những hoạt động khoa học có hiệu quả của GS Vũ Khúc là công việc biên tập các công tŕnh, các bài báo của các tác giả để đăng trên Tạp chí khoa học về Khoa học Trái đất, kể cả việc biên dịch nội dung sang tiếng Anh. PGS Phan Trọng Trịnh (Viện Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Việt Nam) đă từng nhận xét “Hiện nay thật khó có thể t́m được người biên tập và biên dịch Việt-Anh các công tŕnh khoa học địa chất tốt hơn GS Vũ Khúc để giới thiệu với đồng nghiệp nước ngoài”.

Bên cạnh công tác nghiên cứu khoa học, GS Vũ Khúc đảm nhiệm cả công việc quản lư. Ông giữ chức vụ  Trưởng pḥng Nghiên cứu Cổ sinh-Địa tầng của Viện Địa chất & Khoáng sản trong nhiều năm; Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu địa chất, Giám đốc Bảo tàng Địa chất (1991-1996) của Tổng cục Địa chất và Cục Địa chất & Khoáng sản.

Không những làm tốt và có nhiều cống hiến được đánh giá cao cho khoa học địa chất nước nhà, GS Vũ Khúc luôn luôn quan tâm việc đào tạo các nhà khoa học trẻ kế thừa. Nhiều cán bộ nghiên cứu Cổ sinh-Địa tầng của Viện Địa chất & Khoáng sản đă trưởng thành dưới sự d́u dắt của ông. Ba Tiến sĩ đă bảo vệ luận án dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS Vũ Khúc, trong đó một người đă được ông tạo điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục thực hiện luận án Tiến sĩ Khoa học dưới sự hướng dẫn của một Giáo sư Liên Xô do ông giới thiệu và gửi gắm.

Quan tâm chăm lo cho sự phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học Cổ sinh-Địa tầng, GS Vũ Khúc là một trong những người đặt nền móng cho sự h́nh thành Hội Cổ sinh-Địa tầng Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Thường vụ và Phó Chủ tịch của Hội Cổ sinh-Địa tầng Việt Nam trong nhiều khóa, ông cũng đồng thời là thành viên của Ban Địa tầng Jura thuộc Ủy ban Địa tầng quốc tế.

Ông là người có những hoạt động hợp tác quốc tế có hiệu quả trong nghiên cứu cổ sinh và địa tầng Việt Nam. Cùng với GS Tống Duy Thanh, ông đă chủ tŕ và thực hiện thành công Đề án 306 IGCP (Đối sánh Địa chất và Địa tầng Đông Nam Á). Trong khuôn khổ của Đề án này, nhiều Hội thảo quốc tế đă được tổ chức tại Hà Nội và Bangkok (Thái Lan). Những Hội thảo như vậy một mặt góp phần nâng cao hiểu biết về địa chất-địa tầng Đông Nam Á, mặt khác nâng cao vai tṛ và uy tín của Việt Nam đối với cộng đồng khoa học địa chất quốc tế. Những công tŕnh nghiên cứu về Cúc đá Jura ở Quảng Nam và khu vực Nam Tây Nguyên được đăng tải trên các Tạp chí Khoa học quốc tế cũng là những thành công đáng kể trong hoạt động hợp tác khoa học của GS Vũ Khúc.

Dù ông là người lớn tuổi lại có học vấn cao, nhưng phong cách trẻ trung, với những câu chuyện hài hước dí dỏm khiến khó ai có thể quên được ông dù chỉ là một lần gặp mặt. Hơn thế nữa mọi người luôn thấy dễ gần gũi đối với ông bởi ở ông toát lên sự chân thành, rất t́nh nghĩa với bạn bè, đồng nghiệp.

Cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Khúc là một tấm gương nổi bật về tinh thần đam mê, miệt mài nghiên cứu và ư chí vươn lên. Ông là một nhà khoa học nổi tiếng trong chuyên môn của ḿnh. Ông sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ, đă từng tham gia công tác quản lư khoa học tốt, nhưng tất cả đều hướng tới sự phát triển khoa học địa chất của nước nhà.

Những phần thưởng cao quư Vũ Khúc được nhận rất đáng trân trọng, tuy dường như có phần khiêm nhường sau hơn 60 năm lao động, cống hiến với thành quả khoa học sáng tạo của ông. Ông đă vinh dự được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2010), Huy hiệu Kháng chiến chống Pháp (1954), Huân chương Lao động Hạng 3 và Chiến sĩ thi đua toàn quốc (1967), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng 2, Thành viên của tập thể nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Công nghệ (2005) cho Bản đồ Địa chất Việt Nam 1: 500.000.

Nhưng c̣n một phần thưởng rất cao quư nữa mà không nhiều người có được như ông có, đó là sự kính trọng, ḷng yêu quư của bạn bè, đồng nghiệp đối với ông do tất cả những ǵ ông để lại trong ḷng người và do những ǵ ông để lại dấu ấn trong kho tàng khoa học địa chất Việt Nam.

Mừng ngày sinh của GS TSKH Vũ Khúc, tất cả bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học tṛ xin chúc Giáo sư luôn luôn mạnh khỏe và có nhiều đóng góp hơn nữa cho khoa học Địa chất nói chung và Cổ sinh - Địa tầng học nói riêng.

HỘI CỔ SINH - ĐỊA TẦNG VIỆT NAM

TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT

BẠN BÈ VÀ ĐỒNG NGHIỆP