THÔNG BÁO KHOA HỌC
TÀI
LIỆU MỚI VỀ HỆ TẦNG NẶM MẶN, VÙNG MƯỜNG
TÈ
BÙI PHÚ MỸ1, ĐOÀN NHẬT
TRƯỞNG2, NGUYỄN Đ̀NH HỮU2
NGUYỄN VĂN HOÀNH3, NGUYỄN VĂN LỒNG2.
1Hội Địa chất, Tp.
Hồ Chí Minh; 2Hội
Cổ sinh Địa tầng Việt Nam, Hà Nội;
3Tổng
hội Địa chất Việt Nam, Hà Nội.
Tóm tắt: Hệ tầng
Nặm Mặn (T3c-n nm) được xác lập
năm 2001 bởi các tác giả Bản đồ địa
chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Mường
Tè tỷ lệ 1:50.000 do Lê Hùng làm chủ biên. Theo các tác giả này, hệ tầng
Nặm Mặn gồm cuội kết, sạn kết, cát kết,
đá phiến sét, sét vôi và đá vôi. Bề dày khoảng 150-200 m. Hệ tầng phủ trực tiếp
lên granit phức hệ Pu Si Lung (γC1 pl ) và nằm dưới
hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb). Trong hệ tầng
đă phát hiện hóa thạch Hai mảnh vỏ tuổi
Carni và Nori, Trùng lỗ và San hô sáu tia tuổi Trias giữa -muộn.
Mặt khác có liên hệ với hệ tầng
Pác Ma và cho rằng hệ tầng Nậm Mặn trẻ
hơn.
Tháng 3, 4
năm 2011, nhóm tác giả bài báo này có tổ chức khảo
sát thêm ở mặt cắt chuẩn của hệ tầng.
Đă thu thập được hai tập hợp hóa thạch:
tập hợp San hô có tuổi Carni muộn, c̣n tập hợp
Hai mảnh vỏ có tuổi Nori. Xác nhận đúng là ở
đây cũng quan sát thấy như các tác giả nhóm tờ
Mường Tè và các tác giả Bản đồ địa
chất miền Bắc Việt Nam (1965) là có những trầm
tích lục nguyên-carbonat. Đó chính là phần thấp nhất
của hệ tầng Suối Bàng.
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục
Địa chất và Khoáng sản)