Ô NHIỄM ARSEN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VÙNG PHÍA TÂY HÀ NỘI: HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

ĐẶNG MAI1, NGUYỄN THÙY DƯƠNG1 , PHẠM TIẾN ĐỨC2, TỐNG THỊ THU HÀ3,

 VĂN THÙY LINH1, NGUYỄN VĂN NIỆM3, TRẦN ĐĂNG QUY1 

1Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
 3Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Tóm tắt: 50 mẫu nước giếng khoan của dân ở vùng  phía tây Hà Nội đă được thu thập và phân tích hàm lượng arsen, sắt, ammoni, bicarbonat, carbon hữu cơ ḥa tan, sulfat, calci, magnesi. Các mẫu lơi khoan ở vùng Quốc Oai cũng đă được lấy để xác định tiềm năng chứa As của trầm tích Đệ tứ.

Nước dưới đất ở vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi kiểu hóa học Ca-HCO3-  Mg-HCO3-. Hàm lượng As trong các mẫu nước dưới đất dao động từ 0,015 đến 182 µg/l, trung b́nh là 29 µg/l, trong đó 37,3% tổng số mẫu có nồng độ As vượt quá tiêu chuẩn cho phép của WHO đối với nước uống (10 µg/l) và 20,3% tổng số mẫu vượt quá giá trị giới hạn về chất lượng nước ngầm của Việt Nam (50 µg/l). Hàm lượng As trong phần lớn các mẫu trầm tích Đệ tứ đều vượt quá 10 mg/kg, có khi đạt tới 41 mg/kg, đồng thời có tương quan chặt chẽ với sắt. Điều đó cho thấy tiềm năng chứa As cao của trầm tích Đệ tứ và dạng hấp phụ trong hydroxit sắt là dạng tồn tại chủ yếu của As. Trong nước, As có tương quan dương với Fe, NH4+, DOC (carbon hữu cơ ḥa tan) và tương quan âm với SO42-, chứng tỏ quá tŕnh khử bởi vật chất hữu cơ trong trầm tích là cơ chế chính để giải thoát As vào nước.


                       

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)