TIN ĐỊA CHẤT

TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT TR̉N 50 TUỔI


Năm nay, 2011, Tạp chí Địa chất, cơ quan ngôn luận của ngành Địa chất Việt Nam, vừa tṛn 50 tuổi. Trong nửa thế kỷ tồn tại của ḿnh, Tạp chí Địa chất đă có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền khoa học địa chất của nước ta. Đồng thời, Tạp chí cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển bền vững của ngành Báo chí Việt Nam nói chung, và của báo chí khoa học Trái đất nói riêng.

Cần nhấn mạnh một điều, là khi người Pháp tiến hành khảo sát địa chất nước ta, trong Sở Địa chất Đông Dương đóng tại Hà Nội không có một người Việt Nam nào trực tiếp nghiên cứu, điều tra địa chất. Khoa học địa chất chỉ do người Pháp nắm giữ. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chính phủ đă quan tâm tổ chức lại ngành Mỏ, Địa chất. Năm 1945, Nha Kỹ Nghệ, Sở Tổng thanh tra Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế  đă được thành lập, theo Nghị định ngày 2-10-1945 và sắc lệnh ngày 3-10-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác nghiên cứu địa chất không được triển khai, nhưng hoạt động khai thác mỏ vẫn được tiến hành với quy mô nhỏ nhằm phục vụ trực tiếp cho Quốc pḥng và dân sinh. Sau khi hoà b́nh lập lại (1954) ở miền Bắc, các công tác địa chất và khai khoáng đă bước sang một giai đoạn phát triển mới có hệ thống, với quy mô ngày càng tăng. Năm 1955, Sở Địa chất và Cục Khai khoáng được thành lập trực thuộc Bộ Công nghiệp có sự giúp đỡ, hợp tác của các chuyên gia Liên Xô và một số nước Chủ nghĩa xă hội khác. Năm 1959, để phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước, Sở Địa chất đă được đổi thành Cục Địa chất trực thuộc Bộ Công nghiệp (theo Quyết định số 1225 BCN/QĐ ngày 7/7/1959 của Bộ Công nghiệp). Đồng thời, Nhà nước cũng quyết định đào tạo cán bộ về địa chất và mỏ tại một số trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Do nhiệm vụ của ngành Địa chất ngày càng lớn, đ̣i hỏi phải có tổ chức thích hợp, năm 1960 trên cơ sở Cục Địa chất,  Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Chính phủ được thành lập theo sắc lệnh số 18/TCT, ngày 26/7/1960 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đến năm 1961, ngành Địa chất bước vào thực hiện kế hạch 5 năm lần thứ nhất với những yêu cầu mới nhằm phục vụ cho việc phát triển công nghiệp xă hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở khoa học, kỹ thuật địa chất cho kế hoạch lâu dài. Nhiệm vụ đó đ̣i hỏi người làm công tác địa chất không những phải luôn nâng cao đạo đức, c̣n phải giỏi về chuyên môn, kỹ thuật, phải thành thạo kỹ năng tổ chức, quản lư công tác thi công địa chất. Trước t́nh h́nh đó, nhu cầu t́m hiểu, cập nhật, trao đổi các kiến thức địa chất nói chung, các dữ liệu địa chất khoáng sản nói riêng ngày càng lớn và rất cấp thiết đ̣i hỏi sớm ra đời những tạp chí chuyên ngành. Và Tạp chí Địa chất ra đời trong hoàn cảnh cấp cấp bách khách quan đó. Số đầu tiên (tháng 9 năm 1961) của Tạp chí Địa chất mang tên “Nội san Địa chất”, ấn phẩm đă được xuất bản định kỳ mỗi tháng 1 số, mỗi số gồm 48 trang, với Chủ nhiệm là Ông Lê Văn Đức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, Trụ sở Toà soạn tại Tổng cục Địa chất, số 6, Phạm Ngũ Lăo, Hà Nội. Đến số 8 (tháng 4/1962) tờ nội san này được phát hành rộng ra các cơ quan, các ngành khác nên được đổi tên là “Tập san Địa chất”, xuất bản định kỳ mỗi tháng 1 số, mỗi số gồm 32 trang, Chủ nhiệm là Ông Lê Trọng Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất. Đến số 41 (tháng 1/1965), “Tập san Địa chất” được phép trao đổi ra nước ngoài, nên các bài báo bắt đầu có tóm tắt bằng tiếng Nga và được đổi tên là “Địa chất”, xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, mỗi số 32 trang, Chủ nhiệm là ông Lê Trọng Đồng và Tổng biên tập là ông Lê Văn Cự, sau đó ông Phạm Quốc Tường, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất thay ông Lê Trọng Đồng làm Chủ nhiệm. Từ số 172 (tháng 1/1986), “Địa chất” được đổi tên là “Tạp chí Địa chất”, hoạt động theo giấy phép xuất bản số 6/XB-BC, của Bộ Văn hoá; sau đó là các giấy phép số 3065/GPXB ngày 30/9/1995 của Bộ Văn hoá - Thông tin, số 171/GP-BVHTT ngày 24/4/2001, số 1407/VHTT-BC ngày 9/4/2003, số 22/GP-BVHTT, ngày 22/3/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin. Tạp chí xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, số trang tăng dần từ 32 trang đến 72 trang. Đặc biệt, từ năm 1993, Tạp chí Địa chất được phép xuất bản loạt B bằng tiếng Anh (Series B) với số lượng một năm 2 số mang tên “Journal of Geology” với số trang cũng tăng dần từ 52 đến 72 trang. Các Tổng biên tập Tạp chí Địa chất trong giai đoạn này là: ông Phạm Quốc Tường (1986-1991), Tổng Cục trưởng Tổng cục Mỏ - Địa chất; ông Trần Văn Trị (1992-2000), Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Thành Vạn (2001 -2009), Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Ông Nguyễn Quang Hưng (2010 đến nay), Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Về nội dung Tạp chí, trong thời gian đầu, các bài của Nội san Địa chất chủ yếu là các bài nói về quản lư và phương pháp trong điều tra và thăm ḍ địa chất, cũng như những bài về kỹ thuật và công nghệ trong địa chất. Về quản lư và phương pháp, ta có thể lấy ví dụ như “Góp ư thăm ḍ những mỏ nhỏ phục vụ công nghiệp địa phương” (Phạm Quốc Tường, 1961; NS Địa chất, 1 : 25-27), hay “Phương pháp đánh giá mỏ trong quá tŕnh thăm ḍ” (Phạm Quốc Tường, 1962; NS Địa chất, 3 : 28-30). C̣n về kỹ thuật và công nghệ, có thể lấy ví dụ như “Công tác khoan, một công tŕnh cơ khí thăm ḍ quan trọng của ngành Địa chất” (Trương Thiên, 1961; NS Địa chất, 1 : 32-33). Dần dần, đến năm 1963 trên Tập san Địa chất xuất hiện bài tŕnh bày các tài liệu địa chất thu thập được ớ các khu vực trên miền Bắc nước ta. Rồi xuất hiện các bài công bố các kết quả khảo sát và nghiên cứu của các nhà địa chất Việt Nam, cũng như của họ cùng với các đồng nghiệp nước ngoài.

Phải nói là ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, qua công tác chỉnh lư và thành lập Bản đồ Địa chất miền Bắc Việt Nam của tập thể các nhà địa chất Việt Nam và Liên Xô dưới sự chủ biên của TS.Dovjikov A.E., các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Việt Nam đă rất đa dạng. Các công tŕnh về khoáng sản xuất hiện khá sớm. Điều đó cũng dễ hiểu, v́ việc thành lập ngành Địa chất có mục đích đầu tiên là t́m khoáng sản phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Ngay trong những số Nội san đầu tiên đă có bài về chuyên ngành này, như “Những dấu hiệu t́m kiếm quặng mangan ở Việt Nam” (Giả Tấn Dĩnh, 1961; NS Địa chất, 2 : 19-23). Và ngay từ những năm đó, trong tâm tư của các nhà địa chất Việt Nam đă có băn khoăn “Ở Việt Nam có dầu mỏ không?” (Nguyễn Văn Giao, 1962; NS Địa chất, 1 : 27-31).

Về mặt cổ sinh - địa tầng, trên Tập san Địa chất đă có những bài công bố các loài mới được phát hiện trong khoa học, ví dụ trong bài “Hóa thạch chỉ đạo địa tầng tuổi Trias hạ ở Việt Nam” (Vũ Khúc, 1963; TS Địa chất, 6 : 19-24) đă công bố 2 loài mới thuộc giống Claraia, tuổi Indu. Cần nhấn mạnh một điều, là do khả năng có hạn của việc xuất bản báo chí thời đó, bài báo này đă không đăng được bản ảnh minh họa, mà h́nh hóa thạch chỉ được vẽ bằng tay, nên tính khoa học cũng hạn chế. Cũng ngay từ những năm đó, trong Tập san Địa chất đă công bố việc thành lập các phân vị địa tầng mới của các nhà địa chất Việt Nam, ví dụ bài “Địa tầng Paleozoi muộn và vấn đề tuổi của bôxit ở vùng Đồng Đăng, Lạng Sơn” (Nguyễn Văn Liêm, 1966; Địa chất, 57 : 25-32), trong đó đă mô tả phân vị địa tầng mới “hệ tầng Đồng Đăng” tuổi Permi muộn, mà hiện nay vẫn được dùng.

Về mặt nghiên cứu đá magma và biến chất, các bài báo của các nhà thạch học Việt Nam cũng xuất hiện rất sớm, ví dụ như bài “Một vài đóng góp để t́m hiểu khối siêu bazic Sơn La và các nham thạch vây quanh” (Nguyễn Xuân Tùng, 1963; TS Địa chất, 6 : 10-13) và bài “Đặc điểm thạch học của phức hệ biến chất Tạ Khoa” (Nguyễn Xuân Tùng, 1964; TS Địa chất, 32 : 3-8).

Các công tŕnh về cấu trúc và kiến tạo là những công tŕnh tổng hợp tài liệu nghiên cứu về địa chất khu vực, phải dựa chắc ít nhất là vào các nghiên cứu cổ sinh - địa tầng và thạch học. Không kể các công tŕnh của các nhà địa chất Liên Xô làm việc ở Việt Nam đăng trên báo địa chất nước ta, đến tận những năm 65 mới xuất hiện các bài báo về lĩnh vực này, ví dụ như “Một số vấn đề về kiến tạo miền Bắc Việt Nam” (Ngô Thường San, 1965, Địa chất 50, 51), “Tài liệu mới về cấu tạo[1] địa chất quần đảo Cô Tô” (Trần Văn Trị và nnk., 1972; Địa chất, 105 : 1-4), v.v...

C̣n về các chuyên ngành địa chất khác, dần dần xuất hiện các công tŕnh nghiên cứu đăng trên báo địa chất. Có bài tương đối sớm là chuyên ngành địa vật lư, với bài “Sự khác nhau về phương hướng của vectơ từ dư so với vectơ từ hóa hiện tại do địa từ gây nên” (Hồ Đắc Hoài, 1962; NS Địa chất, 9 : 23-25). Chuyên ngành địa chất thủy văn cũng đă được chú ư đến, với bài “Khảo sát địa chất thủy văn trong khu vực mỏ” (Trịnh Xuân Chính, 1962; NS Địa chất, 12 : 24-28). Các chuyên ngành khác xuất hiện trên báo địa chất muộn hơn.

Trong khoảng chục năm gần đây, Tạp chí Địa chất chú ư đăng tải những khía cạnh mới của địa chất học, như tai biến địa chất, di sản địa chất, địa chất y học, v.v.. Về tai biến địa chất, ngoài vấn đề động đất luôn được quan tâm, trong những năm 2005-2008 các nhà địa chất Việt Nam đă quan tâm đến khả năng sóng thần tác động đến lănh thổ, thể hiện trong một số bài của các nhà địa vật lư, ví dụ như “Về việc nghiên cứu sóng thần, các đặc điểm hoạt động động đất có khả năng gây sóng thần và một số giải pháp xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Việt Nam” (Ngô Thị Lư, 2005; TC Địa chất, A/289 : 29-35). Về di sản địa chất, mỗi lần một di sản ở Việt Nam được Nhà nước hay quốc tế công nhận, trên Tạp chí Địa chất đă giới thiệu tỉ mỉ di sản đó để lôi kéo sự chú ư của các nhà địa chất Việt Nam trong nghiên cứu giới thiệu, bảo vệ hoặc khai thác di sản đó, ví dụ như bài “Di sản thế giới Vịnh Hạ Long: Những giá trị nổi bật về địa chất” (Trần Văn Trị và nnk., 2004; TC Địa chất, A/227 : 6-20), hay bài “Tính đa dạng địa chất, địa mạo cấu thành di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng” (Trần Nghi và nnk., 2004; TC Địa chất, A/282 : 1-10). Vấn đề địa chất y học được đề cập tới hơi muộn, nhưng rất nhiệt thành. Trên Tạp chí Địa chất đă xuất hiện những bài báo nhắc nhở sự quan tâm của cộng đồng tới vấn đề này, nhằm đem lại cho người dân một cuộc sống an b́nh, ví dụ như “Một số vấn đề địa chất y học với sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam” (Vơ Công Nghiệp, Đỗ Văn Ái, 2008; TC Địa chất, A/309 : 22-31).

Ngoài việc công bố các công tŕnh nghiên cứu của các nhà địa chất, Tạp chí Địa chất c̣n ra những số đặc biệt, hoặc đăng tải các báo cáo và tóm tắt báo cáo ở một Hội nghị khoa học nào đó, ví dụ như số 5-6 của loạt B năm 1995 được dành cho Hội thảo quốc tế “Địa chất Đông Nam Á và các khu vực lân cận” do Tổng cục Địa chất và Ban Chủ nhiệm các Đề án IGCP 306, 321, 359 tổ chức, có số trang là 438. Ngoài ra, Tạp chí c̣n dành những số đặc biệt cho các đơn vị thuộc Tổng cục Địa chất, hoặc các cơ quan địa chất ngoài Tổng cục, để đăng tải các công tŕnh thuộc đơn vị ḿnh nhân ngày kỷ niệm thành lập đơn vị.

Về h́nh thức tŕnh bày tờ báo, Tạp chí Địa chất đă chú ư nhiều đến vấn đề ǵn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra. Tạp chí đă nghiêm túc biên tập văn phong, cách dùng thuật ngữ, cách viết thuật ngữ gốc ngoại văn sao cho các bài báo không có các lỗi kỹ thuật gây khó chịu cho người đọc và tờ tạp chí không tách rời khỏi làng báo Việt Nam. Trên Tạp chí đă không ít lần xuất hiện các bài báo bàn bạc về cách viết thuật ngữ gốc ngoại văn, như bài “Tiến tới ổn định cách phiên thuật ngữ nước ngoài trong địa chất học” (Vũ Khúc, Trần Văn Trị, Đào Đ́nh Thục, 1993; TC Địa chất, A/214-215 : 68-69). Ngay cả vấn đề viết hoa các thuật ngữ thế nào cho đúng cũng được bàn bạc đến. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng nâng cao chất lượng của tờ Tạp chí, cả về nội dung và h́nh thức, để ḥa đồng với giới báo chí Việt Nam.

Vậy là 50 năm đă trôi qua kể từ khi số Nội san Địa chất đầu tiên ra đời. Trong 50 năm đó, Tạp chí Địa chất đă có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của ngành Địa chất Việt Nam, nhưng con đường phía trước không phải hoàn toàn suôn sẻ, nhất là từ khi Nhà nước bỏ chế độ bao cấp đối với các tạp chí chuyên ngành. Tạp chí luôn mong đợi sự quan tâm của các cấp lănh đạo, sự cộng tác nhiệt thành của các bạn đọc và các đơn vị trong ngành để nâng cao chất lượng, đáp ứng đ̣i hỏi ngày càng cao của các bạn.


 

BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT



[1] Hiện nay, khái niệm này được gọi là “cấu trúc” (TCĐC).