PHÂN TÍCH NGUY CƠ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ Ở VÙNG ĐÈO GIÓ, HUYỆN NGÂN SƠN, BẮC CẠN

ĐỖ MINH ĐỨC, ĐẶNG QUANG KHANG

Bộ môn Địa kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội      

Tóm tắt: Vùng đèo Gió có địa hình phân cắt mạnh, cấu trúc địa chất không thuận lợi cho ổn định của mái dốc. Ở đoạn Quốc lộ 3 qua đèo Gió thường xảy ra trượt lở nghiêm trọng ở cả các vách đường dương và âm. Khi xảy ra mưa lớn, đất đá trên đèo bị cuốn trôi với khối lượng đáng kể theo các suối nhỏ tràn xuống vùng đất thấp, đe dọa sự an toàn của nhiều hộ dân ở bản Mạch. Các nghiên cứu về địa chất, địa mạo, tính chất cơ lý của đất đá và phân tích ổn định mái dốc đã xác định trong vùng này có 22 khối trượt lớn, trong đó có 4 khối ở vách âm. Mái dốc trong vùng có thể mất ổn định khi lượng mưa liên tục đạt 100 mm và trượt lở xảy ra mạnh mẽ khi lượng mưa đạt tới 150 mm. Các khối trượt lớn khi xảy ra sẽ san lấp vùng đất thấp qua 8 dòng bùn đá khác nhau. Các dòng bùn đá này đều đổ vào suối lớn chảy qua bản Mạch, đe dọa sự an toàn của người dân. Đây là cơ sở quan trọng khẳng định sự cần thiết phải di dời các hộ dân thuộc diện nguy hiểm ở bờ trái suối Bản Mạch đến khu đồi thoải phía đối diện. Bên cạnh đó, tổ hợp các giải pháp công trình như giảm tải, kè đá hộc, tường chắn cũng đã được đề xuất nhằm xử lý từng khối trượt cụ thể.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)