ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG HỢP LƯ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG ĐỚI VEN BIỂN HẢI PH̉NG - QUẢNG NINH

TRẦN ĐĂNG QUY1, NGUYỄN THỊ NGỌC1, MAI TRỌNG NHUẬN2, ĐÀO MẠNH TIẾN3

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, 334 Nguyễn Trăi, Thanh Xuân, Hà Nội

2 Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

3 Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Bền vững, 114 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

 

Tóm tắt: Với hơn 763 km bờ biển và trên 2.300 đảo lớn nhỏ, đới ven biển Hải Pḥng - Quảng Ninh có mức độ đa dạng sinh học cao, giàu có về các nguồn tài nguyên như tài nguyên sinh vật, đất ngập nước ven biển, tài nguyên khoáng sản (than, sa khoáng Ti, vật liệu xây dựng…), tài nguyên du lịch (Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ, các băi biển đẹp và vô số các đảo lớn nhỏ) …Các nguồn tài nguyên này đóng vai tṛ quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của vùng. Tuy nhiên, trong vùng cũng xảy ra rất nhiều các tai biến địa chất như xói lở bờ biển, bồi tụ biến động luồng lạch, trượt lở, xâm nhập mặn, ngập lụt… Do sự khai thác và sử dụng quá mức mà các nguồn tài nguyên và môi trường của vùng đang bị suy thoái, làm suy giảm nguồn lợi từ đất ngập nước ven biển và các nguồn tài nguyên sinh vật. Nước biển một số nơi trong vùng đă bị ô nhiễm bởi dầu, các kim loại nặng (Cd, Hg, Pb, Zn và Mn). Trầm tích tầng mặt trong vùng đă bị ô nhiễm bởi các hợp chất polychlorinated biphenyls (PCBs) và có nguy cơ ô nhiễm bởi As và các hợp chất thuốc trừ sâu gốc chlor. Từ đó, cần thiết phải xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng hợp lư tài nguyên - môi trường đới ven biển Hải Pḥng - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững, bao gồm các định hướng về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên (thủy sản, du lịch, cảng biển, khai thác khoáng sản…), bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tai biến.

 


                     (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)