THÔNG BÁO KHOA HỌC

T̀M THẤY HÓA THẠCH THỰC VẬT JURA TRONG HỆ TẦNG H̉N GAI TẠI MỎ CAO SƠN, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH.

 BÙI PHÚ MỸ 1,  HÀ MINH THỌ 2, HOÀNG Đ̀NH KHẢM 1, NGUYỄN CHÍ HƯỞNG 3

 1 Hội Địa chất Tp Hồ Chí Minh

2  Trung tâm Địa chất- Mỏ. Tập đoàn TKS Việt Nam, Quảng Ninh

3 Hội Cổ sinh -  Địa tầng Việt Nam, Hà Nội.


Đầu tháng 10/ 2010, chúng tôi đă đến đỉnh Cao Sơn (cao 436 m, tọa độ: 38, 28) 1, tại mỏ Cao Sơn thuộc thị xă Cẩm Phả, Quảng Ninh.

 Hiện đỉnh Cao Sơn đă và đang bị san, ủi, bóc đi phục vụ cho việc khai thác than nên nơi chúng tôi khảo sát, độ cao của đỉnh trước đây là 436 m, nay chỉ c̣n 338 m. Việc san ủi vẫn đang tiếp tục. Đương nhiên là vết lộ khảo sát ngày ấy không biết đến nay có c̣n không ?

 Tuy chợt đến, nhưng rất may mắn là hiện trường vẫn c̣n cho phép chúng tôi xác định được đây là phần cao nhất của mặt cắt hệ tầng Ḥn Gai. Mặt cắt phần trên vết lộ hiện có độ cao 338 m, c̣n mặt cắt phần dưới lộ ra ở đường ô tô ngoằn ngoèo của mỏ leo lên đỉnh.

Mặt cắt bao gồm cát kết hạt thô xen bột kết màu xám, sét than, ít ổ than nhỏ, nhiều lớp cuội kết, sỏi kết quarzit-thạch anh màu trắng sữa, ít cuội là silic sẫm màu.  Hạt cuội, sỏi thường có kích thước khoảng 2-3 cm, mài tṛn, gắn kết chặt. Thế nằm chung của các lớp đá cắm về bắc. Nh́n chung, đặc điểm thạch học kể trên tương tự mặt cắt có “cuội kết Chùa Đồng” ở Yên Tử.

Tại vết lộ khảo sát trên đỉnh hiện nay lộ chủ yếu cát kết hạt thô, sỏi kết, cuội kết, xen rất ít lớp mỏng bột kết. Trong các lớp mỏng bột kết này đă t́m được hóa thạch Thực vật (mẫu CS. 03). Kết quả xác định của nhà cổ sinh Nguyễn Chí Hưởng có các dạng sau:

1.      Carpolithus sp.(số lượng nhiều) gặp trong cả T3 và J1 (đây là loại vỏ hạt của thực vật Hạt kín).

2.      Czekanowskia sp. (số lượng nhiều) ở Việt Nam ít gặp. Trịnh Thọ, Nghiêm Nhật Mai và Trần Đ́nh Nhân đă gặp ở hệ tầng Đồng Đỏ, nhưng không biết ở phần nào của mặt cắt. Dạng ở đây hơi giống với C. rigida  gặp nhiều trong J1 ở nhiều nước.

3.      Radicites sp. (số lượng ít) là rễ cây, không có ư nghĩa về tuổi.

4.      Equisetites sp. vài di tích, dạng này không quen thuộc.

5.      Strobil, là dạng bông cầu của cây khỏa tử. Có thể nó là bông cầu của Equisetites.

Về tuổi th́ mẫu không có dạng phổ biến của Trias muộn, có khả năng có tuổi Jura sớm tuy c̣n thiếu một số dạng điển h́nh.

 Quan hệ của phần trầm tích hạt thô chứa hóa thạch Thực vật Jura sớm nói trên với những trầm tích chứa than có giá trị khai thác nằm dưới là quan hệ chuyển tiếp. Nhưng, ranh giới giữa Jura và Trias chưa xác định được, v́ đá san bóc từ trên lăn xuống ngổn ngang, chưa t́m được hóa thạch Trias muộn trong đá gốc.

  Do đó, chiều dày của mặt cắt nghiên cứu chỉ có thể ước tính khoảng 200-300 m (?). Đây là phần trên cùng của hệ tầng Ḥn Gai và có tuổi Jura sớm, tại Cao Sơn. Có  thể liên hệ so sánh với “cuội kết Chùa Đồng” ở Yên Tử.


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

 1 Tờ Ba Chẽ, 1/200.000, F 48 – 71 (6451) Nxb Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.