MÔ H̀NH THÀNH TẠO QUẶNG CH̀-KẼM NHIỆT
DỊCH TRONG ĐÁ CARBONAT CHỢ ĐIỀN
NGUYỄN VĂN NIỆM, LÊ THỊ
TUYẾT, NGUYỄN VĂN HỌC, MAI TRỌNG TÚ,
ĐỖ ĐỨC NGUYÊN, NGUYỄN
MINH LONG
Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Môi trường lắng đọng quặng
ch́-kẽm Chợ Điền chủ yếu là không gian mở
(các khe nứt mở,
đới dập vỡ kiến tạo).
Nguồn S2-có sự đóng góp của môi
trường đá vây quanh. Điều này đặc
trưng bởi tính tương phản giữa các thành phần
tạo quặng theo giai đoạn và không gian cũng
như sự xuất hiện của Bi tự sinh ở giai
đoạn cuối, Se hiếm gặp, đá vây quanh quặng
xen kẹp các lớp giàu bitum màu đen hay xám tro, đồng thời có sự
hạn chế tính linh động của CO2 trong hệ
thống carbonat (sự xuất hiện của siderit rất
ít và chỉ có ở Đèo An) thể hiện môi trường
khử; mặt khác, ở giai đoạn cuối cũng
như các phần nông của đới quặng hóa rất
ít các khoáng hóa oxit v.v. Nguồn kim loại tạo quặng xuất
hiện chủ yếu ở giai đoạn Trias hoặc trẻ
hơn. Tuổi đồng vị Pb của
khoáng hóa ch́-kẽm là 230 Tr.n. [3]. Nguồn dung dịch tạo
quặng chủ yếu là magma với tỷ số đồng
vị lưu huỳnh (d34S) dao động hẹp:7,19-7,65‰.
Phương thức tạo quặng:
dung dịch tạo quặng di chuyển từ đới
xung yếu ở cánh đông nếp lồi Phia Khao (nơi
các tầng đá phiến bị đứt găy cắt ngang
và bị dịch chuyển) theo các đứt
găy mặt lớp lên đới đứt găy mở ở
trung tâm nếp lồi này. Với phương thức này,
nhiệt độ thành tạo (bao thể, các tổ hợp
khoáng vật và nguyên tố) sẽ giảm dần khi xa nguồn.
Nguồn magma ẩn
sâu của quặng hóa ch́-kẽm Chợ Điền là những
nhận định bước đầu. Tuy nhiên, quá tŕnh hoa hóa và dolomit hóa của đá vôi
có thể đă chuẩn bị nguồn vật chất
trước và đóng góp thêm.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)