CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH - PHUN TRÀO TUỔI OLIGOCEN SỚM TẠI GIẾNG KHOAN HSD-4X THUỘC PHẦN ĐÔNG BẮC BỂ CỬU LONG

HOÀNG NGỌC ĐÔNG

Công ty  Thăng Long  JOC

Tóm tắt: Các thành tạo địa chất tuổi Oligocen sớm, tập E tại GK HSD-4X được tác giả xác định nằm ở độ sâu từ 3387 đến 3727 m với chiều dày 340 m và được chia thành 3 tập (từ dưới lên trên).

Tập 1: nằm ở độ sâu 3727-3553 m, độ dày 174 m chủ yếu gồm các thành tạo phun trào.

Tập 2:  nằm ở độ sâu 3553-3450 m, độ dày 103 m, gồm thành tạo trầm tích và phun trào cân bằng nhau.

Tập 3: nằm ở độ sâu 3450-3387 m, độ dày 63m với ưu thế là các thành tạo trầm tích.

Như vậy, các thành tạo này được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích; trầm tích-phun trào và phun trào, hoàn toàn khác hẳn với hệ tầng Trà Cú về thành phần vật chất, được xác lập lần đầu tiên ở giếng khoan Cửu Long-1, tỉnh Trà Vinh, nơi mặt cắt đặc trưng bởi trầm tích kiểu molas vụn thô. Nghiên cứu thành phần vật chất, quy luật phân bố, môi trường lắng đọng của các thành tạo tập E đối sánh với hệ tầng Trà Cú là điều kiện cần thiết cho việc đánh giá khả năng chứa và tiềm năng dầu khí của thành tạo Oligocen hạ, tập E của vùng nghiên cứu.

Ghi chú : Tất cả các độ sâu trong bài được đo dọc theo giếng khoan.


            (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)