CÁC KIỂU
THÀNH HỆ SINH KHOÁNG CHÌ-KẼM VÙNG VIỆT BẮC
ĐÀO
THÁI BẮC1, NGUYỄN QUANG LUẬT2
1 Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất,
số 6, Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.
2Trường Đại học Mỏ-Địa
chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
Tóm tắt: Vùng Việt Bắc có rất
nhiều tụ khoáng chì-kẽm, phân bố trong các thành tạo
trầm tích có tuổi
từ Cambi giữa đến Trias muộn. Tuy
nhiên, quặng chì-kẽm chỉ có mặt trong một số
thành tạo có thành phần và tuổi nhất định,
trong đó hầu hết các tụ khoáng có giá trị công
nghiệp đều nằm trong các thành tạo trầm tích
carbonat-lục nguyên, carbonat-lục nguyên xen phun trào tuổi
Devon sớm. Bài báo này thể hiện một cách tiếp cận
mới trong nghiên cứu sinh khoáng chì-kẽm bằng việc
đánh giá chi tiết vai trò của các thành hệ địa
chất khác nhau trong quá trình tạo quặng chì-kẽm của
vùng và từ đó xác lập các kiểu thành hệ sinh
khoáng, tạo cơ sở khoa học cho việc dự báo
và đánh giá tiềm năng quặng hóa chì-kẽm trong vùng
một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả đã giúp xác lập được 3 kiểu
thành hệ sinh khoáng chì-kẽm có mặt trong vùng Việt Bắc
gồm: thành hệ sinh khoáng kiểu TVQ=TMQ; thành hệ sinh
khoáng kiểu (TVQ=TMQ)+(TTQ=TSQ) và thành hệ
sinh khoáng kiểu TVQ+TSQ. Trong các kiểu này, 2 kiểu thành hệ
sinh khoáng TVQ=TMQ và (TVQ=TMQ)+(TTQ=TSQ) là những
kiểu thành hệ sinh khoáng có tiềm năng về quặng
chì-kẽm với một loạt các mỏ có các thân quặng
Pb-Zn dạng giả tầng. Thành hệ sinh
khoáng kiểu TVQ+TSQ có tiềm năng hạn chế đối
với quặng chì-kẽm trong vùng nghiên cứu.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)