PHÂN CHIA
NHÓM MỎ THĂM DÒ VÀ ĐỀ XUẤT MẠNG
LƯỚI THĂM DÒ SA KHOÁNG TITAN PLEISTOCEN
NGUYỄN
VĂN LÂM1, ĐỖ CẢNH DƯƠNG2, NGUYỄN THỊ THANH THẢO1
1Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc,
Từ Liêm, Hà Nội;
2Văn phòng Chính phủ, Ba Đình,
Hà Nội.
Tóm tắt: Sa khoáng titan
trong trầm tích Pleistocen phân bố rộng rãi trong dải ven biển nước ta và có
quy mô lớn hơn nhiều lần so với sa khoáng titan trong trầm tích Holocen, nhưng
hàm lượng tổng các khoáng vật có ích (ilmenit, rutil, leucoxen, zircon, monazit,
xenotim) không cao. Do mới được phát hiện và nghiên cứu, điều tra đánh giá một
cách tổng thể từ năm 2005 đến nay, nên cơ sở khoa học và thực tiễn thăm dò,
khai thác các mỏ sa khoáng titan Pleistocen còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở tổng hợp,
phân tích các tài liệu địa chất và kết quả thăm dò ở một số khu vực trong thời
gian gần đây, tập thể tác giả đưa ra đề xuất về nhóm mỏ thăm dò, mạng lưới các
công trình thăm dò với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng công tác thăm dò
các mỏ sa khoáng titan và khóng sản đi cùng trong trầm tích Pleistocen.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)