ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA ANTIMON MIỀN BẮC VIỆT NAM VÀ NAM TRUNG QUỐC

NGUYỄN VĂN BÌNH1, PHẠM VĂN TRƯỜNG2,
ĐỖ CẢNH DƯƠNG3, NGUYỄN NGỌC KHÔI4, NGUYỄN HỮU HIỆP5

1Viện Khoa học Vật liệu, VAST, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội;
2Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;
3Văn phòng Chính phủ, Ba Đình, Hà Nội;
4Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, VNU, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội;
5Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát, Tập đoàn Hòa Phát, Hà Nội.

Tóm tắt: Antimon là nguyên tố tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc và cả đai động Thái Bình Dương. Quặng hóa antimon khu vực này có một vị trí quan trọng không chỉ về mặt khoa học nghiên cứu tụ khoáng, mà còn có giá trị thực tiễn về mặt kinh tế. Tại khu vực này, các loại hình quặng hóa antimon (antimon, antimony-vàng, antimony-thủy ngân, antimony-wolfram-vàng, thiếc-chì-kẽm-antimon, vàng-antimon-arsen-wolfram,…) thường phân bố trong các cấu trúc hoạt hóa magma - kiến tạo trên nền của các miền nền cổ và các đai động Phanerozoi. Tính phân đới ngang của quặng hóa nội sinh liên quan đã xác định: Au-As, Au Au-Sb Au-Sb-Hg Hg và Sn, W-Sn (Li, Be, Nb, Ta) Pb-Zn (Bi) Au (Ag). Quặng hóa antimon ở miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về các mặt: sự phân bố trong không gian và thời gian, thành phần khoáng, đặc điểm thân quặng, môi trường đá chứa, … Các hiểu biết về quặng hóa antimon ở Trung Quốc góp phần khẳng định các đặc điểm đã biết và phát hiện thêm các mỏ và điểm quặng mới tương đồng trên lãnh thổ nước ta. 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)