BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC KẾT VÓN CỦA CÁC THÀNH TẠO LATERIT Ở VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN PHỔ1, ĐỖ CẢNH DƯƠNG2 ,
 NGUYỄN VĂN LÂM3, NGUYỄN THỊ THANH THẢO3

1Viện Địa chất, Viện KH&CN VN, Chùa Láng, Hà Nội;
 2Văn phòng Chính phủ, Ba Đình, Hà Nội;
 3Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu các mặt cắt laterit ở nhiều vùng tại Việt Nam bằng các kỹ thuật hiện đại đã cho phép đưa ra các nhận định về bản chất nguồn gốc của quá trình laterit hóa. Các thành tạo laterit chủ yếu được hình thành ở phần trên vỏ phong hóa, nơi tích tụ thứ sinh của kaolinit có độ lỗ hổng cao. Tại đây các oxit, hydroxit sắt và nhôm lấp đầy lỗ hổng, hay thay thế một phần sét. Sự tập trung này là do quá trình rửa lũa các nguyên tố Si, kiềm và kiềm-thổ xảy ra ở đới trên thấm xuống đới dưới. Bởi vậy, ở phần trên cùng của mặt cắt phong hóa thường là vật chất màu đỏ hay nâu đỏ, gắn kết yếu, có cấu tạo hạt mịn, bao gồm các tổ hợp vi hạt của kaolinit, oxit-hydroxit sắt và/hoặc nhôm. Quá trình này xảy ra theo cơ chế thay thế biểu sinh; kết quả dẫn tới sự phân dị địa hóa trong mặt cắt phong hóa, tạo nên các đới có thành phần và cấu tạo khác nhau.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)