7
DẢI THAN BẢO DÀI - YÊN TỬ, MỘT
TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LỚN
HÀ MINH
THỌ1, ĐÀO NHƯ CHỨC1, NGUYỄN PHƯƠNG2
1Công
ty Địa chất Mỏ, TKV, Hà Nội
2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất,
Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
Tóm tắt: Trong nhiều
năm qua, ngành than đã đầu tư khá lớn cho công tác thăm dò, nhưng vẫn chỉ tập
trung ở dải than Phả Lại - Hòn Gai - Kế Bào và chủ yếu từ mức -300 m lên đến lộ
vỉa. Phần tài liệu địa chất dưới sâu ở bể than Quảng Ninh, trong đó có dải than
Bảo Đài - Yên Tử, chỉ được đề cập trong một số công trình riêng lẻ, chưa được
phân tích đánh giá một cách có hệ thống về sự tồn tại, số lượng vỉa, đặc điểm
phân bố, chất lượng; đặc biệt tiềm năng tài nguyên và sự phân bố của chúng
trong từng khu vực và trên toàn dải than chưa được đánh giá một cách toàn diện
và đầy đủ. Các kết quả công tác nghiên cứu địa chất, địa vật lý của các giai đoạn
trước, kết hợp với tài liệu khai thác một phần lộ vỉa và tài liệu thu nhận từ
các lỗ khoan thăm dò than khu trung tâm dải than Bảo Đài - Yên Tử cho thấy, dải
Bảo Đài - Yên Tử có cấu trúc chung là một phức nếp lõm và có tiềm năng than khá
lớn. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu còn hạn chế, chưa có công trình nghiên cứu
toàn diện và đầy đủ về đặc điểm cấu trúc và đánh giá về tiềm năng tài nguyên
than, đặc biệt tiềm năng dưới mức ±0 m. Vì
vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất, đặc điểm phân bố
các vỉa than trên cơ sở đồng danh, liên kết lại các
vỉa than giữa các khu mỏ thuộc dải Bảo Đài - Yên Tử, dự báo tài nguyên và phân
vùng triển vọng làm cơ sở quy hoạch thăm dò phục vụ lập dự án đầu tư khai thác
than trên dải Bảo Đài - Yên Tử là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà
còn đáp ứng yêu cầu của thực tế của ngành than trước mắt và lâu dài.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)