LIÊN
ĐOÀN ĐỊA CHẤT TRUNG TRUNG BỘ
35 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NGUYỄN
VĂN LỢI, TRẦN VĂN THINH, NGUYỄN QUANG XUÂN
Liên
đoàn Địa chất Trung Trung Bộ
I. TÓM TẮT HOẠT
ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC CỦA LIÊN ĐOÀN 35 NĂM QUA.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải
phóng, Liên đoàn Địa chất 5 (nay là Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ) được
thành lập theo Quyết định số 207/CP ngày 22 tháng 11 năm 1975 của Hội
đồng Chính phủ; là đơn vị trực thuộc Tổng cục Địa chất lúc bấy giờ, có
nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò các khoáng sản rắn trong khu vực từ Quảng Nam - Đà
Nẵng trở vào đến Ninh Hòa - Ban Mê Thuột. Trụ sở của Liên Đoàn đóng ở Thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, các đơn vị trực thuộc đóng quân trên địa bàn các tỉnh
ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ảnh 1. Trụ sở Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ
Liên đoàn Địa
chất 5 được thành lập từ một số đoàn địa chất đã có nhiều thành tích sản xuất ở
Miền Bắc chuyển vào, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo nhiệt tình,
giàu kinh nghiệm. Đặc biệt nhiều cán bộ, công nhân địa chất đã vào chiến trường
khu V hoạt động từ năm 1962 và năm 1974.
Giai đoạn 5 năm đầu mới thành lập (1975 - 1980), Liên đoàn Địa chất 5 đã cơ bản hoàn thành công
tác phổ tra, điều tra tổng thể nguồn tài nguyên khoáng sản thuộc vùng Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên phục vụ kế hoạch lâu dài, đồng thời thăm dò một số khoáng sản
nhiên liệu và vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng lại vùng khu V bị tàn phá
trong chiến tranh. Cũng sau 5 năm thành lập (1980), Liên đoàn đã phát
triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có gần 1.000 cán bộ
công nhân viên với cơ cấu tổ chức gồm 5 phòng nghiệp vụ, 8 đoàn địa
chất và 1 xưởng cơ khí trực thuộc.
Giai đoạn 1981 đến 1990,
là thời gian Liên đoàn lập và thi công hàng loạt đề án khảo sát, tìm kiếm và
thăm dò địa chất khoáng sản trong vùng. Đặc biệt đánh giá lại và phát hiện mới
nhiều mỏ triển vọng các khoáng sản chính trong khu vực gồm: than, vàng, sắt,
graphit, diatomit, bauxit, titan, vật liệu xây dựng.
Ảnh 2. Gặp
mặt cán bộ Đoàn Địa chất vào Nam năm 1963 và Đoàn Chỉ đạo địa chất
năm 1974
nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam (30/4/2005)
Về
tổ chức đơn vị, đến cuối những năm 1980 trở đi, hưởng ứng sự nghiệp đổi mới
kinh tế của Đảng và nhà nước, Liên đoàn đã có những thay đổi lớn về cơ
cấu tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất; sắp xếp lại các đơn vị, tinh
giản biên chế chuyển Liên đoàn trở thành một đơn vị sự nghiệp kinh tế
tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Giai đoạn 1990 đến 2000, Liên đoàn thực hiện các
đề án điều tra đánh giá các khoáng sản trọng tâm phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; tiến hành một số đề án đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản quốc
gia. Tiềm năng các khoáng sản kim loại như thiếc, đồng, wolfram và đặc biệt là
vàng gốc trong khu vực đã được Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đầu tư đánh
giá một cách cơ bản. Cũng thời gian này, Liên đoàn đã điều tra tổng thể, phát
hiện và đánh giá nhiều mỏ vật liệu xây dựng cao cấp như đá ốp lát, nguyên liệu
men sứ … phục vụ phát triển kinh tế đất nước và các địa phương trong khu vực.
Ngày
20 tháng 6 năm 1997 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định đổi tên
Liên đoàn Địa chất 5 thành Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, trực
thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Cũng từ đó, Liên đoàn được
giao chức năng và nguồn vốn chủ yếu để thực hiện các đề án điều tra, đánh giá cơ
bản về khoáng sản theo quy hoạch thống nhất của nhà nước.
Ảnh 3. Liên đoàn Đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện
của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ. Những năm đầu của giai đoạn này, Liên
đoàn tiếp tục hoàn thành các đề án đánh giá kim loại và nguyên liệu xây dựng
cao cấp; bên cạnh đó, đã tạo dựng được cho mình một tiềm năng to lớn có tính
chất đột phá về chất lượng chuyên môn, năng lực quản lý sản xuất và khả năng
hội nhập cơ chế kinh tế thị trường. Nhờ đó, trong những năm 2005 - 2010, Liên
đoàn đã thi công trong khoảng thời gian ngắn một số đề án đánh giá và thăm dò
các loại khoáng sản titan sa khoáng, quặng bauxit với quy mô lớn chưa từng có
trước đây cả về diện tích, tổng tài nguyên và trữ lượng khoáng sản.
Tiếp
tục đổi mới cơ chế quản lý, ngày 06/8/2008 Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam ra Quyết định số 499 QĐ/ĐCKS-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ. Theo đó,
Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện công tác nghiên
cứu, điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng
sản, phát hiện mỏ và thăm dò khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc
vùng Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hiện tại cơ
cấu tổ chức của Liên đoàn có 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ là: Văn phòng, Phòng
Tổ chức - Lao động, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch và Phòng Kế toán - Thống kê.
Ngoài ra, trực thuộc Cơ quan Liên đoàn còn có Phòng Phân tích thí nghiệm và Trung
tâm Dịch vụ Địa chất và Khoáng sản Trung Trung Bộ. Liên đoàn có 4 đơn vị trực
thuộc: Đoàn Địa chất 501, Đoàn Địa chất 502, Đoàn Địa chất 506 và Đoàn Thi công
Công trình Địa chất.
Ảnh 4. Lãnh đạo
sản VN đến thăm và làm việc với Liên đoàn
II. KẾT QUẢ 35 NĂM
HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN CỦA LIÊN ĐOÀN
Với
35 năm hoạt động, Liên đoàn đã thực hiện trên 200 nhiệm vụ địa chất, gồm các đề
án, đề tài khảo sát, tìm kiếm, đánh giá, thăm dò khoáng sản, đo vẽ lập bản đồ
địa chất quốc gia ... và đã nộp vào lưu
trữ Nhà nước trên 150 báo cáo địa chất khoáng sản. Đó là tài sản quốc gia, là
nguồn tài liệu quý về tiềm năng các loại khoáng sản trên địa bàn các tỉnh duyên
hải Miền Trung và Tây Nguyên. Nguồn tài liệu đó đã và đang được khai thác sử dụng
có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Sau
đây là những số liệu về tiềm năng các khoáng sản chính trong khu vực đã được
Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đánh giá, thăm dò; trong đó hầu hết đã được
đưa vào quy hoạch phát triển khoáng sản của nhà nước và tiếp tục đầu tư thăm dò
khai thác phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh.
-
Than đá vùng trũng Nông Sơn đã được tìm kiếm mở rộng và thăm dò, cùng các mỏ
than Ngọc Kinh và Sườn giữa; tổng trữ lượng than đá vùng bắc Quảng Nam đã được
đánh giá, thăm dò trên 10 triệu tấn.
-
Quặng sắt trong vùng đã phát hiện tuy tồn tại ở các mỏ nhỏ, nhưng cũng đã được
đánh giá và thăm dò ở Mộ Đức (Quảng Ngãi), Phong Hanh, Sơn Nguyên (Phú Yên),
Đak Uy, KBang (Gia Lai) với tổng tài nguyên trên 20 triệu tấn. Gần đây, quặng
sắt laterite có quy mô lớn tại Tây Nguyên cũng đã được phát hiện để lập đề án
điều tra, đánh giá.
- Vàng gốc là khoáng sản được
Liên đoàn đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản trong vùng với hàng loạt đề án tìm
kiếm đánh giá trong nhiều năm. Ngoài đánh giá lại khu mỏ cũ ở Bồng Miêu, Liên
đoàn đã phát hiện và đánh giá vàng gốc ở Trà Dương, Suối Giây, Tam Chinh - Phú
Son, Phước Hiệp, Tiên Hà - Hiệp Đức, Phước Kim - Phước Thành (Quảng Nam), Trà
Nú - Trà Thủy (Quảng Ngãi), Kon Chơ Ro, Ia Tae - Ia Meur (Gia Lai), Đakbla (Kon
Tum), Sông Hinh, Trảng Sim (Phú Yên), Tiên Thuận, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn (Bình
Định) ... Tổng tài nguyên dự báo vàng gốc đã phát hiện trong vùng khoảng 80
tấn.
Ảnh 5. Tìm
kiếm, đánh giá vàng gốc tại Phước Thành (Quảng
Ảnh 6. Tìm kiếm, đánh giá quặng Volframit vùng Xuân Thu (Quảng Ngãi)
- Graphit ở Hưng Nhượng, Trà
Bồng (Quảng Ngãi) và Tiên An (Quảng Nam) đã được đánh giá, thăm dò với tổng tài
nguyên dự báo 12 triệu tấn.
- Bauxit laterit tập trung ở
Tây Nguyên với trữ lượng lớn. Trong đó, Liên đoàn đã tìm kiếm phát hiện và đánh
giá toàn bộ các mỏ bauxit bắc Tây Nguyên ở Măng Đen (Kon Tum), Kon Hà Nừng (Gia
Lai); đánh giá mỏ bauxit Vân Hòa (Phú Yên) và một số vùng khác. Đặc biệt gần
đây, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã lập một loạt đề án thăm dò các mỏ bauxit
vùng Đăk Nông và thi công các mỏ lớn trung tâm. Đến nay, trong tổng tài nguyên
khoảng 10 tỷ tấn của cả nước, Liên đoàn đã phát hiện, điều tra sơ bộ, đánh giá
và thăm dò 5 tỷ tấn quặng bauxit, chủ yếu thuộc các mỏ vùng Đăk Nông, Gia Lai.
- Titan và các khoáng vật có
ích sa khoáng ven biển miền Trung được Liên đoàn phát hiện, đánh giá, thăm dò một
cách có hệ thống; nhiều mỏ có giá trị công nghiệp đang được các công ty trong
và ngoài nước khai thác. Đặc biệt quặng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát
đỏ vùng ven biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Liên đoàn phát
hiện và đang được điều tra, đánh giá; tài nguyên dự báo có thể đạt khoảng 550
triệu tấn.
Ảnh 7. Liên đoàn trưởng Trần Văn Thinh, Cục trưởng Cục ĐC&KS
Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn cùng
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra thi công đề án Đánh giá tiềm năng ti
tan-zircon trong tầng cát đỏ tại Bình Thuận
Ảnh 8. Khoan
đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ
- Thiếc ở Nam Trung Bộ, đến nay
chưa phát hiện được mỏ có tiềm năng lớn, Liên đoàn đã tìm kiếm và đánh giá kim
loại này ở các vùng có triển vọng như Ma Ty - Du Long (Ninh Thuận), Bà Nà
(Quảng Nam), Bắc Đà Lạt (Lâm Đồng), La Vi (Quảng Ngãi) với tổng tài nguyên đánh
giá 10.000 tấn.
- Kim loại hiếm Liti có quy mô
công nghiệp mới được phát hiện và điều tra, đánh giá tại vùng La Vi, tỉnh Quảng
Ngãi; tài nguyên dự báo khoảng 10.000 tấn.
- Đá ốp lát có chất lượng tốt,
màu sắc đẹp và quy mô lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã được điều tra và đánh
giá tổng thể theo diện tích và khu vực trong các đề án do Liên đoàn thực hiện
trong nhiều năm qua. Đó là các đề án đánh giá đá ốp lát liên tỉnh từ Đà Nẵng
đến Phú Yên, các đề án điều tra đá ốp lát các vùng triển vọng thuộc các tỉnh
Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận. Các mỏ đá có màu sắc đẹp nổi tiếng như màu đỏ,
màu đen, màu xanh … ở An Trường (Bình Định), Sơn Xuân (Phú Yên) Chư A Thai (Gia
Lai) đã được đánh giá chi tiết hoặc thăm dò. Hầu hết các mỏ đá chất lượng tốt
đã được đưa vào khai thác. Tổng tài nguyên dự báo đá làm nguyên liệu ốp lát đã
điều tra 500 triệu m3.
- Nguồn nguyên liệu sứ, chú
trọng là khoáng sản felspat, đã được Liên đoàn tìm kiếm và đánh giá ở nhiều mỏ
và khu vực triển vọng, gồm các mỏ Đại Lộc, Phú Toản (Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng
Ngãi), Sông Côn (Bình Định), Sông Hinh (Phú Yên), và triển vọng hơn cả là mỏ
felspat Ea Sô - Ea Kar (Đăk Lăk) ... Tổng tài nguyên dự báo đã điều tra loại
khoáng sản này 5 triệu tấn.
- Vật liệu xây dựng thông
thường, nguyên vật liệu cho công nghiệp trong vùng khá phong phú, hầu hết các
mỏ và khu vực triển vọng đều đã được Liên đoàn tìm kiếm đánh giá và thăm dò
trong nhiều năm qua. Các khoáng sản nguyên vật liệu trọng yếu đã được đưa vào
khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế, đáng kể nhất trong vùng có: cao
lin, sét, đá vôi, diatomit, fluorit ...
Đặc
biệt, những thành tựu xuất sắc trong 5 năm trở lại đây của Liên
đoàn Địa chất Trung Trung Bộ trong hoạt động khoáng sản, tổ chức quản lý sản
xuất và hội nhập cơ chế kinh tế thị trường là rất lớn, đưa đơn vị trở thành
điển hình về mọi mặt của ngành Địa chất Việt nam và Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Các thành tựu đó gồm những mặt như sau.
1. Phát hiện mỏ mới sa khoáng
titan - zircon trữ lượng lớn trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và
Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu và phát hiện mỏ mới kim loại hiếm Liti có quy mô công
nghiệp vùng La Vi, tỉnh Quảng Ngãi. Mỏ titan - zircon trong tầng cát đỏ đang
được Chính phủ trực tiếp đầu tư đánh giá, kết quả thi công đề án này nhận định
tài nguyên dự báo có khả năng đạt 550 triệu tấn quặng và sẽ trở thành mỏ titan
- zircon có quy mô lớn nhất, ít nước có trữ lượng titan sa khoáng dẫn đầu thế
giới theo tài liệu điều tra khoáng sản toàn cầu hiện nay. Việc phát hiện sa
khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ, và phát hiện mỏ kim loại hiếm Liti có
quy mô công nghiệp đầu tiên ở nước ta được xem là một trong những thành tựu nổi
bật nhất của Ngành địa chất trong những năm gần đây.
2. Liên đoàn đã tổng hợp tài
liệu, thành lập nhiều dự án quy mô rất lớn cả về diện tích điều tra, khối lượng
công việc và trữ lượng khoáng sản, đồng thời tổ chức thi công có hiệu quả tốt
trong khoảng thời gian ngắn; các đề án này có vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng, gấp
hàng chục lần các đề án thông thường. Đây là một cách làm mới trên cơ sở năng
động sáng tạo, giám nghĩ giám làm của đơn vị. Cụ thể Liên đoàn đã trực tiếp lập
và tổ chức thi công đề án điều tra, đánh giá titan - zircon trong tầng cát đỏ
vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là đề án cấp Chính phủ,
hiện đã thi công thực địa vượt thời gian, hiệu quả trữ lượng khoáng sản tăng
2,5 lần, hiệu quả kinh tế cao. Trước đó, Liên đoàn đã tổng hợp tiềm năng khoáng
sản bauxit vùng Đăk Nông trên 2000 km2, thiết kế tổng thể một loạt 8
đề án thăm dò cho Tập đoàn TKV; trong đó, Liên đoàn trực tiếp thi công 3 đề án
có trữ lượng lớn vùng trung tâm. Ngoài ra Liên đoàn đang lập các đề án lớn khác
như đề án điều tra tổng thể khoáng sản bauxit toàn Miền Nam, đề án thăm dò
bauxit Bình Phước. Việc lập và thực hiện thành công các đề án quy mô lớn cấp
khu vực của Liên đoàn đã mở ra khả năng mới trong ngành địa chất về việc quy
hoạch lại công nghệ và quy phạm chuyên môn trong tổ chức và quản lý họat động
điều tra địa chất khóang sản.
3. Liên đoàn đã thành công lớn
trong việc hội nhập cơ chế kinh tế thị trường. Với sự năng động trong mở rộng
sản xuất, uy tín trong quan hệ hợp tác và nâng cao chất lượng sản phẩm; Liên đoàn
đã có những đột phá trong mở rộng quan hệ sản xuất dịch vụ, nhận và thực hiện
hoàn thành tốt đẹp những hợp đồng kinh tế lớn về thăm dò khóang sản, điển hình
là hợp đồng thực hiện các đề án thăm dò bauxit, thăm dò titan, thăm dò đá ốp
lát với các tập đoàn: TKV, Vincom, các công ty: Phú Hiệp, Vinamincom … Trước
năm 2005 giá trị sản lượng sản xuất dịch vụ rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 2 tỷ
đồng mỗi năm. Từ năm 2005, nhờ sự tích cực và năng động trong việc mở rộng các
mối quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế và địa phương, sản xuất dịch vụ địa
chất của Liên đoàn đã tăng trưởng vượt bậc, đến năm 2009 đạt doanh thu 65 tỷ
đồng. Thành tựu nổi bật nhất của Liên đoàn trong việc mở rộng hoạt động sản
xuất dịch vụ địa chất là việc hợp tác
với Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thiết kế đề án thăm
dò toàn vùng bauxit Đăk Nông với trữ lượng hàng tỉ tấn và tổ chức thi công một
số đề án trọng điểm. Qua kiểm tra, thẩm định chất lượng tài liệu, các
đối tác và chuyên gia địa chất - khoáng sản Tập đoàn ALCOA (Mỹ), UC RUSAL
(Nga), tập đoàn TKV đã đánh giá rất cao về chất lượng, hiệu quả công việc và
tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức thi công các đê án thăm dò quặng bauxit,
titan - zircon và các khoáng sản khác của Liên đoàn. Đó là yếu tố quan trọng đưa
Liên đoàn trở thành đối tác tin cậy của các tổ chức kinh tế lớn; tạo dựng uy
tín và thương hiệu mạnh trong toàn Ngành Địa chất Việt
Thực hiện thành công các hợp
đồng dịch vụ khóang sản của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với số vốn lên
đến hàng chục, hàng trăm tỉ đồng thời gian qua có ý nghĩa rất lớn; vừa giúp đối
tác hoàn thành và mở rộng kế hoạch sản xuất trong lĩnh vực khóang sản, vừa tăng
trữ lượng tài nguyên cho quốc gia, vừa phát triển sản xuất của Liên đoàn cải
thiện và nâng cao đời sống của đơn vị. Đặc biệt sự phát triển sản xuất dịch vụ
địa chất của Liên đoàn thời gian qua đã mở ra cho các đơn vị và ngành địa chất
một cách làm, cách nghĩ mới về khả năng hội nhập kinh tế thị trường của các tổ
chức hoạt động địa chất khoáng sản: phát triển sản xuất của mình bằng các nguồn
vốn đầu tư từ nhà nước và cả từ các thành phần kinh tế khác.
Ảnh 9. Mỏ đá granit Sơn Xuân (Phú Yên) do Liên đoàn thăm dò đang được khai
thác
Ảnh 10. Hợp
tác với Tập đoàn TKV thăm dò bauxit tại Đăk Nông
Kết quả 35 năm họat động địa
chất - khoáng sản của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ là rất to lớn. Liên
đoàn đã điều tra, đánh giá và thăm dò gần 20 loại khoáng sản thuộc khu vực các
tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên (Bảng 1), phục vụ phát triển mạnh
ngành kinh tế khai khóang trong vùng và phục vụ phát triển đất nước. Sau đây là
trữ lượng và tài nguyên dự báo các khóang sản chính đã được Liên đoàn Địa chất
Trung Trung Bộ điều tra, thăm dò.
Bảng 1. Các loại khoáng sản Liên
đoàn đã điều tra, đánh giá và thăm dò
Loại
khoáng sản |
Đơn
vị tính |
Tài
nguyên dự báo |
Trữ
lượng thăm dò |
Các
vùng phân bố khóang sản họăc khu vực nghiên cứu |
1. Khoáng sản có tiềm năng lớn |
||||
Titan |
Triệu
tấn |
550 |
5 |
Ven biển Quảng |
Bauxit |
Triệu
tấn |
5.000 |
600 |
Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, (chủ yếu Đăk
Nông). |
Đá ốp lát |
Triệu
m3 |
477 |
2 |
Miền Trung và Tây Nguyên (chủ yếu Bình Định, Phú
Yên, Gia Lai). |
2. Các khoáng sản khác |
||||
Than |
Triệu
tấn |
10 |
5 |
Quảng |
Sắt |
Triệu
tấn |
20 |
|
Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai. |
Thiếc gốc |
Tấn |
10.000 |
|
Quảng |
Wonfram (WO3) |
Tấn |
8.000 |
|
Quảng Ngãi. |
Vàng gốc |
Tấn |
50-80 |
|
Quảng |
Liti (LiO2) |
Tấn |
9.960 |
|
Quảng Ngãi |
Kaolin |
Triệu
tấn |
39 |
10 |
Quảng |
Felspat |
Triệu
tấn |
5 |
|
Quảng |
Graphit |
Triệu
tấn |
11 |
0,3 |
Quảng Ngãi, Quảng |
Diatomit |
Triệu
m3 |
6 |
|
Phú Yên. |
Fluorit |
Triệu
tấn |
0,3 |
|
Phú Yên. |
Cát thuỷ tinh |
Triệu
tấn |
100 |
|
Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa. |
Nước khoáng, nước nóng |
m3/ngày |
1.000 |
|
Quảng |
Nước sinh hoạt |
m3/ngày |
2.000 |
|
Kon Tum. |
III. CÁC HỌAT ĐỘNG
KHÁC CỦA LIÊN ĐOÀN.
Về hợp tác quốc tế: Hợp
tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và sản xuất đã được thực hiện
thường xuyên tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ. Ngay những năm đầu mới
thành lập và suốt thập niên 80 của thế kỷ trước, các kỹ sư, kỹ
thuật địa chất của Liên đoàn đã lặn lội cùng các chuyên gia Liên Xô,
Tiệp Khắc trên nhiều vùng mỏ để nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoáng
sản.
Từ
những năm 1990 đến nay, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ mở rộng hợp
tác với các công ty HUARI, CRA, KMPC, KORES, GF CONSULT, BOGOMIN, VIET- ERO,
ALCOA v.v... đến từ các nước Đài
Loan, Hàn Quốc,
Kết
quả của những sự hợp tác này không những nâng cao hiệu quả các đề
án địa chất, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước mà còn nâng
cao kinh nghiệm nghiên cứu, tổ chức sản
xuất và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, cán bộ quản lý của Liên đoàn trong nghiên cứu, điều tra, đánh
giá địa chất - khoáng sản.
Ảnh 11. Hợp
tác với Tập đoàn ALCOA thăm dò khoáng sản
Ảnh 12. Báo
cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
Những
thành tựu nổi bật về hợp tác quốc tế của đơn vị, ngoài đề án hợp
tác thăm dò bauxit Vân Hòa là quá trình hợp tác điều tra đánh giá
vàng gốc với Cục Địa chất Hàn Quốc trong 3 đề án thuộc phạm vi hoạt
động của Liên đoàn.
Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
công nghệ: Từ khi thành lập đến nay, Liên đoàn Địa chất Trung
Trung Bộ đã thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp
tỉnh về điều tra địa chất và khoáng sản, môi trường, đô thị, xây dựng… Ngoài ra, đội ngũ cán bộ
kỹ thuật của Liên đoàn có nhiều công trình nghiên cứu về địa chất - khoáng sản
được công bố trong các hội nghị khoa học và đăng trên Tạp chí Địa chất và các
báo chuyên ngành khác.
Hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể: Đảng
bộ Liên đoàn từ ngày thành lập đến nay liên tục đạt danh hiệu cơ sở Đảng trong
sạch, vững mạnh. Trong các năm 2006 - 2008 được Tỉnh ủy Bình Định tặng Bằng
khen do đạt tiêu chuẩn cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền;
năm 2009 được công nhận là Đảng bộ vững mạnh xuất sắc. Công đoàn Liên đoàn liên
tục được công đoàn cấp trên công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh, nhiều năm
đạt vững mạnh xuất sắc, được Công đoàn Công nghiệp và Công đoàn Viên chức Việt
Nam tặng Bằng khen (2004 và 2008), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng
khen năm 2009; Ban Nữ công hoạt động tích cực; Đoàn TNCSHCM của Liên đoàn mới
được tái thành lập năm 2006 hoạt động sôi nổi, được công nhận là Đoàn thanh
niên cơ sở vững mạnh.
Hoạt động thể thao, văn nghệ và hoạt
động xã hội, từ thiện: Phong trào TDTT, rèn luyện thân thể trong cán bộ công nhân
viên được duy trì và phát triển rộng khắp. Liên đoàn tổ chức thi đấu thể thao
nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm của Liên đoàn, của Ngành; tham gia hội
thao do Công đoàn và Đoàn cấp trên tổ chức. Hoạt động văn nghệ có nhiều khởi
sắc với nhiều hình thức phong phú: tổ chức biểu diễn các tiết mục trong các dịp
đại hội, ngày lễ; giao lưu văn nghệ với các đơn vị trong ngành; tổ chức đêm
diễn văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ và Công đoàn Liên đoàn...
Liên
đoàn tích cực vận động cán bộ công nhân viên làm công tác xã hội, từ thiện. Mỗi
năm đơn vị đã vận động đóng góp các quỹ và ủng hộ cứu trợ xã hội khoảng 30
triệu đồng, xây dựng Quỹ tương trợ trong nội bộ đơn vị; nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt
Nam anh hùng và nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Liên
đoàn Địa chất 5 - Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã trải qua hơn một phần ba
thế kỷ xây dựng và phát triển, ghi đậm dấu ấn những năm tháng làm việc đầy gian
khổ hy sinh nhưng cũng rất hào hùng của nhiều thế hệ địa chất vì sự phát triển
của Liên đoàn, vì sự nghiệp tìm kiếm tài nguyên cho Đất nước.
Với
những thành tích to lớn đạt được trong thời gian qua, Liên đoàn đã được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba năm 1985, Huân chương Lao động
hạng nhì năm 1998, Huân chương Lao động hạng nhất năm 2009. Được Chính phủ tặng
Cờ Thi đua luân lưu năm 1996, năm 2008; Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Cờ Thi
đua luân lưu năm 2007 và nhiều năm được Bộ chủ quản tặng Bằng khen do đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch giao. Hiện Liên đoàn đã hoàn thành hồ sơ
trình cấp trên, đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao
động thời kỳ đổi mới.
Người biên tập: TS.
Nguyễn Văn Thuấn