CHUYỂN ĐỘNG KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN

PHAN TRỌNG TRỊNH1, NGÔ VĂN LIÊM1,  TRẦN ĐÌNH TÔ1, VY QUỐC HẢI1, JOHN BEAVAN3,  NGUYỄN VĂN HƯỚNG1, HOÀNG QUANG VINH1, BÙI VĂN THƠM1, NGUYỄN QUANG XUYÊN1, NGUYỄN ĐĂNG TÚC1,  ĐINH VĂN THUẬN1, NGUYỄN TRỌNG TẤN1, NGUYỄN VIẾT THUẬN1,  LÊ HUY MINH2, BÙI THỊ THẢO1, NGUYỄN HUY THỊNH1, ĐINH VĂN THẾ1, LÊ MINH TÙNG1,  TRẦN QUỐC HÙNG1, NGUYỄN VIỆT TIẾN1

1 Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ VN, 2 Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ VN,        3Viện Khoa học Địa chất và Hạt nhân, New Zealand

Tóm tắt: Bài báo trình bày những kết quả mới nhất về chuyển dịch kiến tạo hiện đại trên khu vực Biển Đông dựa vào phân tích đo lặp GPS của đề tài KC09,11/06-10, KC09,11BS/06-10 và tổng hợp số liệu của nhiều tác giả trong khoảng thời gian 1994-2009. Đáng lưu ý là tài liệu của các đề án GEODYSSEA, Trung Quốc, Tổ chức Trắc địa các nước châu Á - Thái Bình Dương và các kết quả đo khu vực ở Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan. Các trạm đo GPS Láng (LANG), Bạch Long Vĩ (BLV1), Song Tử Tây (STT1), Côn Đảo (CDA1), Huế (HUES), Đồng Hới (DOHO) và Hồ Chi Minh (HOCM) đã được liên kết với các trạm đo GPS trong hệ thống đo IGS quốc tế là COCO, BAKO, NTUS, PIMO, KUNM và WUHN. Chúng tôi đã xác định sự chuyển dịch và tốc độ chuyển dịch tuyệt đối của các điểm trong hệ toạ độ toàn cầu IGS05. Kết quả nhận được là trạm LANG chuyển dịch về phía đông với tốc độ ~39 mm/năm, về phía nam là ~13 mm/năm; trạm BLV1 chuyển dịch về phía đông với tốc độ ~29  mm/năm, và về phía nam ~14 mm/năm; trạm STT1 chuyển dịch về phía đông với tốc độ ~22,5 mm/năm và về phía nam ~10,5 mm/năm; trạm CDA1 chuyển dịch về phía đông ~21 mm/năm và về phía nam ~10 mm/năm; trạm DOHO chuyển dịch về phía đông ~26,8 mm/năm và về phía nam ~9 mm/năm; trạm HUES chuyển dịch về phía đông ~30 mm/năm và về phía nam ~20 mm/năm; cuối cùng, trạm HOCM chuyển dịch về phía đông ~21,5 mm/năm và về phía nam ~12 mm/năm.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)